Ảnh hưởng kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
ÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm xem xét ảnh hưởng
các nhân tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ
(KSNB) đến hiệu quả hoạt động tài chính
(HĐTC) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(EVN). Sử dụng mô hình KSNB theo báo cáo
COSO (2013) với điều chỉnh để phù hợp đặc
điểm của EVN, chúng tôi tiến hành kiểm định
mô hình thông qua phương pháp phân tích độ
tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố
khám phá, hồi quy tuyến tính trên mẫu khảo
sát 265 chuyên gia đang công tác tại EVN.
Kết quả đã xác định được 49 biến quan sát
của 10 nhân tố thuộc 5 thành phần KSNB có
ảnh hưởng đến HQTC của EVN, trong đó có
3 thành phần tác động mạnh nhất, đó là: môi
trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, đánh
giá rủi ro. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp người
quản lý đưa ra các biện pháp phù hợp để
nâng cao HĐTC cho EVN.
Bảng tổng kết các trọng số hồi qui Mô hình Hệ số hồi qui B Hệ số hồi qui chưa chuẩn hóa Hệ số hồi qui chuẩn hóa Giá trị t Mức ý nghĩa Sig. Khoảng tin cậy 95% Thống kê đa cộng tuyến Độ lệch chuẩn Hệ số hồi qui Beta Giá trị cận trên Giá trị cận dưới Độ chấp nhận của biến Hệ số phóng đại phương sai Hằng số -.639 .272 -2.353 .019 -1.174 -.104 MTKS1 .118 .053 .111 2.240 .026 .014 .223 .484 2.068 1 MTKS2 .467 .089 .450 5.239 .000 .292 .643 .162 6.190 MTKS3 -.164 .091 -.160 -1.801 .073 -.344 .015 .150 6.672 DGRR1 .409 .083 .393 4.916 .000 .245 .573 .186 5.366 DGRR2 -.051 .088 -.056 -.577 .564 -.224 .122 .125 8.020 HDKS1 .070 .077 .075 .909 .364 -.082 .221 .173 5.795 HDSK2 -.108 .085 -.071 -1.277 .203 -.275 .059 .385 2.598 HDKS3 .177 .062 .186 2.845 .005 .054 .299 .277 3.607 TTTT .224 .069 .185 3.229 .001 .087 .360 .362 2.760 GS .032 .110 .029 .293 .769 -.185 .249 .120 8.364 Nguồn: do tác giả tổng hợp Sử dụng phương trình hồi qui có chuẩn hóa ta có: Xu hướng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến HQTC của EVN = 0.111MTKS1 + 0.450MTKS2 - 0.160MTKS3 + 0.393DGRR1 – 0.056DGRR2 + 0.075HDKS1 – 0.071HDKS2 + 0.186HDKS3 + 0.185TTTT + 0.029GS Kết quả kiểm định hồi quy lần 1 cho thấy, HQTC của EVN phụ thuộc khá lớn vào hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro và môi trường kiểm soát. Hai thành phần còn lại là thông tin truyền thông và giám sát có tác động ở mức độ yếu đến HQTC của EVN. Kế đến, khi xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố thuộc hệ thống KSNB ảnh hưởng 93 Ảnh hưởng kiểm soát nội bộ ... đến HQTC của EVN. Kết quả hồi quy lần 2 cho thấy, xu hướng HQTC của EVN phụ thuộc khá lớn vào các nhân tố ‘Vai trò và quyền hạn của HĐTV’, nhân tố ‘Người quản lý chịu trách nhiệm nhận định và phân tích rủi ro’, và nhân tố ‘Truyền thông bên ngoài của EVN’. 5. KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 5.1. Kết luận Mô hình KSNB ảnh hưởng đến HQTC của EVN của chúng tôi đã bổ sung thêm một số nhân tố mới bên cạnh các nhân tố mà báo cáo COSO đã đề ra. Theo đó, phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu này là chỉ ra 20 yếu tố mới khám phá ảnh hưởng đến HQTC của EVN. Đây cũng chính là các bất cập thuộc các nhân tố KSNB của EVN làm cho hoạt động của EVN kém hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 5 thành phần KSNB đều ảnh hưởng đến HQTC của EVN. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với lý thuyết ủy nhiệm và phù hợp với các nghiên trước như nghiên cứu Mawanda (2008), Dechow et al. (2011), Nyakundi, Nyamita và Tinega (2014), Ndembu Zipporah Njoki (2015). Tuy nhiên, mức độ tác động của các thành phần này không giống nhau. Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất một số định hướng cho việc nâng cao HQTC cho EVN: (1) Về môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát thể hiện quan điểm NQL về vấn đề kiểm soát, biểu hiện thông qua tiêu chuẩn, quy trình và cấu trúc làm nên tảng cho KSNB. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh môi trường kiểm soát là nhân tố tác động mạnh đến HQTC, trong đó nhân tố ‘Vai trò và quyền hạn của HĐTV’ có mức độ tác động mạnh nhất đối với HQTC của EVN. Do vậy, Hội đồng thành viên cần giám sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động ban giám đốc. Kế đến cần phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn người quản lý, các nhân viên đơn vị, trong đó, nhà quản lý đóng vai trò then chốt và có biện pháp giám sát việc thực hiện trách nhiệm này. (2) Về đánh giá rủi ro: Đánh giá rủi ro là tiền đề để thiết lập hoạt động kiểm soát. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận dạng và phân tích rủi ro ở một số hoạt động như tỷ giá, rã hệ thống lưới điện, công nghệ là nội dung chưa được EVN chú trọng. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động, EVN cần phân công, phân nhiệm trong việc đánh giá rủi ro ở các nội dung nêu trên để từ đó thiết lập biện pháp kiểm soát phù hợp. (3) Về hoạt động kiểm soát: Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách, thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị của NQL được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thiết kế hoạt động kiểm soát phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm gia tĕng HQTC của EVN. Một số hoạt động kiểm soát mà EVN cần chú trọng, đó là: kiểm soát hoạt động đầu tư (quy hoạch, hàng rào kỹ thuật, hiệu quả đầu tư), kiểm soát chất lượng và giá thành công trình, dự án, kiểm soát chất lượng đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị, kiểm soát rủi ro rã hệ thống lưới điện và kiểm soát rủi ro về tỷ giá. Ngoài ra, khi thiết lập khi triển khai trong hoạt động thực tiễn, cần chú trọng việc tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách thủ tục đã được thiết lập, nếu buông lõng hoạt động này sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các sai phạm. (4) Thông tin và truyền thông: Kết quả nghiên cứu cho thấy truyền thông bên ngoài các thông tin quan trọng có ảnh hưởng đến HQTC. Do vậy, EVN cần chú trọng là truyền thông ra bên ngoài cần đầy đủ hơn, đặc biệt thông tin liên quan đến HĐTV và NQL. 94 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 5.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã góp phần vào việc xây dựng mô hình để đánh giá ảnh hưởng KSNB đến HQTC tại EVN. Mô hình nghiên cứu được xây dựng gồm 10 nhân tố thuộc 5 thành phần KSNB với 49 biến quan sát. Tuy nhiên, mô hình của chúng tôi chỉ giải thích được 64,9% qua dữ liệu thu thập (Bảng 5), do vậy, cần có các nghiên cứu tiếp theo bổ sung vào mô hình thêm các biến quan sát. Ngoài ra, do nghiên cứu này chỉ đặt trọng tâm vào HQTC của EVN, hai mục tiêu quan trọng khác của hệ thống KSNB theo Báo cáo COSO là: BCTC đáng tin cậy và việc tuân thủ pháp luật và các quy định chưa được nghiên cứu thực hiện. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng đến các mục tiêu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1]. Bộ Môn Kiểm toán, Đại học Kinh tế (2016), Kiểm Soát Nội Bộ, Nhà xuất bản Kinh Tế, Tp. Hồ Chí Minh. [2]. Nguyen Tuan, Duong Nguyen Hung (2015), A theoretical model studying the impact of internal control on performance and risks of Vietnam commercial banks, International Conference on Accounting, ICOA 2015, Danang, Vietnam. Tiếng Anh Sách tham khảo [3]. Abd Manaf (2010), The impact of performance audit: The New Zealand Experience, A thesis, Victoria University of Wellington. [4]. Freeman, R, E 1984. Strategic management: a stakeholder approach, Boston, Pitman [5]. Michael C. Jensen (1976), William H. Meckling (1976). Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Struture, xuất bản tại Đại học Harvad. [6]. Steven J.Root (2000), Beyond COSO: Internal Control to Enhance Corporate Governance, Nhà xuất bản John Wiley & Sons, INC. Bài báo tham khảo [7]. Committee of Sponsoring Organisations (COSO) of the Treadway Commission (2013). Internal Control - Integrated Framework, New York: AICPA. [8]. Hult et al (2008). An assessment of the Measurement of performance in International Business Research. Journal of International Business Studies, 39, 1064-1080. [9]. Ittner, C.D., Larcker, D.F. & Randall, T. (2003). Performance implications of strategic performance measurement in inancial services irms, Accounting, Organization and Society Journal, Philadelphia PA; Elsevier Ltd. [10]. Kamau Caroline Njeri (2014), Effect of internal control on the inancial performance of manufacturing irms in Kenya. A research project submitted in partial fulillment of the requirement for the award of the degree of Master of Science in inance, university of Nairobi, November, 2014. [11]. Mawanda, S.P. (2008), “Effects of internal control systems on inancial performance in an institution of higher learning in Auganda”, thesis and Dissertations, available at: http:// hdi.handle. net/123456789/53 [12]. Nath & cộng sự (2011), Public Sector Performance Auditing and Accountability: A Fijian Case Study, Doctor Thesis, The University of Waikato. [13]. Ndembu Zipporah Njoki, 2015. 95 Ảnh hưởng kiểm soát nội bộ ... The effect of internal controls on the inancialperformance of manufacturing irms in Kenya [14]. Nyakundi, D. O., Nyamita, M. O. & Tinega, T. M, 2014. Effect of internal control systems on inancial performance of small and medium scale business enterprises in Kisumu City, Kenya. International Journal of Social Sciences and Entrepreneurship, 1 (11), 719-734 [15]. P Muraleetharan (2011), Internal control and impact of inancial performance of the organizations (special reference public and private organizations in jaffna district) [16]. Rong-Ruey Duh, Kuo-Tay Chen, Ruey- Ching Lin, Li-Chun Kuo (2011), Do internal controls improve operating eficiency of universities?, Published online: 29 March 2011, © Springer Science+Business Media, LLC 2011. [17]. Tseng, C.Y. (2007), “Internal control, enterprise risk management and irm performance”, PhD dissertation, Department of Accounting and Information Assurance, Robert H. Smith School of Business. [18]. Yamamoto, K., & Watanabe, M. (1989), Performance auditing in the central government of Japan, Financial Accountability and Management, 5(4), pp: 189-217. Các trang web tham khảo [19]. [20].https://books.google.com.vn/s?hl= vi&lr=&id=qd2AMTw51S8C&oi=fnd& pg=PA51&dq=joan+woodward+conting ency+theory&ots=ncWawGl7Gk&sig= dhbMvDWwOwkSogM4xI6xJhyBE7c &redir_esc=y#v=onepage&q=joan%20 woodward%20contingency%20 theory&f=false [21]. Luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005 [22]. Nghị định số 205/2013/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực VN; [23]. Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 nĕm 2012; [24]. Quyết định số 104/2014/QĐ-EVN ngày 06/03/2014; [25]. Quyết định số 229/QĐ-EVN ngày 21/4/2014; [26]. Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg ngày 07/06/2013; [27]. Quyết định số 486/QĐ-EVN ngày 10/7/2013; [28]. Thông tư số 200/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính; [29]. Website cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam.
File đính kèm:
- anh_huong_kiem_soat_noi_bo_den_hieu_qua_hoat_dong_tai_chinh.pdf