Ảnh hưởng của công nghệ tài chính đến an toàn hệ thống tài chính - Từ khung lý luận đến thực tiễn tại Việt Nam

Cùng với sự phát triển chung của công nghệ thông tin, các công ty công

nghệ đang đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực tài chính, nhờ đó mà trên thị

trường các dịch vụ tài chính đã xuất hiện các công ty công nghệ tài chính.

Các công ty này hoạt động và cung cấp tất cả các dịch vụ của định chế tài

chính ngân hàng và định chế tài chính phi ngân hàng, đây là thách thức

lớn cho các nhà quản lý tài chính cũng như các định chế tài chính truyền

thống. Do công nghệ tài chính- FinTech- mới ra đời nên việc nghiên cứu

về tác động của nó chưa nhiều, chưa đầy đủ cả ở lí luận và thực tiễn, đây

chính là tính cấp thiết đặt ra việc cần có những nghiên cứu về khung đánh

giá tác động của FinTech đối với sự phát triển của các tổ chức định chế tài

chính, từ đó, có cách nhìn nhận, đánh giá thực tiễn đối với tính an toàn và

ổn định của hệ thống tài chính.

pdf13 trang | Chuyên mục: Quản Trị Tài Chính | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Ảnh hưởng của công nghệ tài chính đến an toàn hệ thống tài chính - Từ khung lý luận đến thực tiễn tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
cảnh hoạt động nếu các chế tài kiểm soát 
TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGUYỄN THỊ HOÀI LÊ
11Số 216- Tháng 5. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
không theo kịp tốc độ thay đổi của các 
hoạt động FinTech dẫn đến lỗ hổng về bảo 
mật thông tin khách hàng. Sự gia tăng các 
mối liên kết giữa các thành viên tham gia 
thị trường có thể mang lại lợi ích cho các 
ngân hàng và khách hàng, nhưng cũng có 
thể phóng đại rủi ro an ninh, làm tăng mức 
độ tổn thương cho hệ thống ngân hàng, 
đòi hỏi phải có thêm nhiều công cụ ngăn 
ngừa những vi phạm tiềm tàng. Rủi ro 
thanh khoản và chao đảo dòng vốn ngân 
hàng cũng có nguy cơ tăng lên vì sử dụng 
công nghệ mới tạo ra những cơ hội cho 
khách hàng tự động thay đổi các tài khoản 
tiết kiệm hay quỹ hỗ tương nhằm tăng thu 
lợi nhuận, điều này tác động đến mức độ 
trung thành của khách hàng và làm tăng 
bất ổn về tiền gửi, ảnh hưởng tiêu cực đến 
tính thanh khoản của ngân hàng.
Chính vì những lý do trên, các định chế tài 
chính và cơ quan giám sát sẽ tập trung mối 
quan tâm vào việc quản lý rủi ro, các chuẩn 
mực kiểm tra và bảo vệ nhằm vào những 
kênh phân phối và dịch vụ mới mà các định 
chế tài chính sẽ đưa ra thông qua các giải 
pháp FinTech; nâng cao tính an toàn, lành 
mạnh và ổn định tài chính, tăng cường thực 
hiện các chương trình giám sát, buộc các 
ngân hàng có cơ cấu quản trị và quy trình 
quản lý rủi ro hiệu quả, đảm bảo cho việc 
xác định, quản lý và theo dõi những rủi ro 
phát sinh từ việc sử dụng FinTech liên quan 
đến việc áp dụng những mô hình kinh doanh 
cũng như quy trình và sản phẩm mới.
(4) Ảnh hưởng đến ổn định của hệ thống 
tài chính
Từ những phân tích nêu trên có thể thấy 
FinTech được kỳ vọng sẽ thành cánh tay 
nối dài của ngân hàng, hỗ trợ phổ cập tài 
chính, tạo ra sức mạnh cho thị trường, 
nâng cao khả năng cạnh tranh và góp phần 
phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển 
và áp dụng công nghệ vào lĩnh vực ngân 
hàng có thể gây rủi ro cho khách hàng và 
cả hệ thống ngân hàng. Các khách hàng 
có thể bị đe dọa về quyền riêng tư, an toàn 
của thông tin, gián đoạn dịch vụ ngân 
hàng, hay các cách thức tiếp thị không phù 
hợp. Ngành ngân hàng có thể bị đe dọa về 
lợi nhuận, gia tăng mức độ các nhóm rủi 
ro khác trong kinh doanh, không đáp ứng 
được hay vi phạm các yêu cầu của các cơ 
quan quản lý như bảo mật thông tin khách 
hàng, chống rửa tiền, tài trợ hoạt động 
khủng bố, kết quả sự ổn định của hệ thống 
tài chính sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực là điều 
khó tránh khỏi.
2. Thực tiễn tại Việt Nam
FinTech chính thức xuất hiện tại Việt 
Nam năm 2008 bằng hoạt động thanh 
toán. Theo khảo sát của Viện Nghiên 
cứu phát triển Công nghệ ngân hàng Đại 
học Quốc gia TP HCM (VNUHCM-IBT, 
2019), hiện có hơn 154 công ty hoạt động 
trong lĩnh vực FinTech tại Việt Nam. 
Trong đó, 37 công ty hoạt động trong 
mảng thanh toán, 25 công ty hoạt động 
trong lĩnh vực cho vay; 22 công ty làm 
về Blockchain, Crypto & Remittance. Có 
đến 70% công ty FinTech ở Việt Nam là 
các công ty khởi nghiệp có vốn đầu tư đến 
từ các quốc gia phát triển như Nhật Bản, 
Mỹ, Canada, Australia, Anh, Đan Mạch, 
Pháp và các quốc gia lân cận như Trung 
Quốc, Singapore, Malaysia. Không chỉ các 
startup, các tổ chức tài chính tại Việt Nam 
cũng tham gia làn sóng FinTech. Năm 
2016, VPBank ra mắt ngân hàng số Timo, 
một mô hình quản lý tài chính cá nhân 
với tính năng tương tự ví điện tử thông 
thường, nhưng được hỗ trợ thêm khả năng 
rút tiền mặt và quẹt thẻ của ngân hàng 
truyền thống.
Ảnh hưởng của công nghệ tài chính đến an toàn hệ thống tài chính- Từ khung lý luận 
đến thực tiễn tại Việt Nam
12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020
Nhìn chung, FinTech ở Việt Nam hiện chủ 
yếu chỉ tập trung ở ba dịch vụ: thanh toán, 
cho vay ngang hàng và huy động vốn cộng 
đồng. Vì nhiều lý do khác nhau, ở tầm vi 
mô lẫn vĩ mô, các lĩnh vực khác như dịch 
vụ quản lý tài sản, quản lý thanh khoản, 
quản lý đầu tư, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn 
tài chính tự động vẫn đang trong quá trình 
sơ khai. VNUHCM- IBT (2019) cho rằng 
các công ty FinTech ở Việt Nam có xu 
hướng sẽ tham gia chia sẻ thị phần bán lẻ 
tiềm năng của các ngân hàng truyền thống 
khi mà hoạt động cho vay ngang hàng, ví 
điện tử, thanh toán và trả góp bằng thẻ đã 
và đang thâm nhập mạnh mẽ vào cuộc sống 
hàng ngày. Sau đó, xu hướng ngân hàng số 
trở nên phổ cập với nhiều dịch vụ mở rộng. 
Nhìn về số lượng, các công ty Việt Nam 
có số lượng tham gia FinTech còn khá ít 
so với các nước. Về chất lượng, hoạt động 
của các công ty FinTech tại Việt Nam vẫn 
còn trong giai đoạn đầu, chưa đa dạng hóa 
sản phẩm và dịch vụ, phần lớn là hoạt động 
thanh toán; đang thiếu các dịch vụ quản lý 
tài sản, quản lý thanh khoản, quản lý danh 
tính, quản lý đầu tư, quản lý rủi ro, quản lý 
kinh doanh; bảo hiểm, bảo lãnh phát hành; 
dịch vụ tư vấn tài chính tự động. 
Hệ sinh thái FinTech tại Việt Nam chưa 
có sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể bao 
gồm cơ quan quản lý, các định chế tài chính, 
công ty FinTech và các doanh nghiệp khởi 
nghiệp, quỹ đầu tư, hạ tầng tài chính, viễn 
thông,... Hoạt động kết nối để cung ứng sản 
phẩm dịch vụ cho người tiêu dùng chủ yếu 
là hợp tác giữa công ty FinTech và ngân 
hàng. Tuy nhiên, sự hợp tác này vẫn còn có 
hạn chế, mới chỉ đơn thuần là cung cấp các 
dịch vụ thanh toán giản đơn, chưa cung cấp 
các dịch vụ nâng cao khác cũng như tiếp 
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo của Ủy ban ổn định tài chính Mỹ (Financial Stability Board). (2018, June 27). Financial Stability 
Implications from Fintech.
2. BCBS (2018), Implications of fintech developments for banks and bank supervisors, truy cập https://www.bis.org/
bcbs/publ/d415.pdf
3. DTCC 2017, “Fintech and Financial stability – exploring how technological innovations could impact the safty & 
security of global markets”, truy caapj https://scholar.google.com.vn/scholar?q=FINTECH+AND+FINANCIAL+STA
BILITY&hl=en&as_sdt=0&as_vis=1&oi=scholart
4. In Lee (2016), Fintech: Ecosystem and Business Models,  org/ proceedings/vol142_2016/10.pdf
5. Kim, D.J., D.L. Ferrin, và H.R. Rao. (2008). “A trustbased consumer decision-making model in electronic 
commerce: The role of trust, perceived risk, and their antecedents”, Decision support systems. 44(2), 544-564.
6. Luo, X., H. Li, J. Zhang, và J.P. Shim. (2010). “Examining multi-dimensional trust and multifaceted risk in initial 
acceptance of emerging technologies: An empirical study of mobile banking services”, Decision support systems. 49(2), 
222-234.
7. Nguyễn Trung Anh (2019), Hệ sinh thái Fintech tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, truy cập tại http://
tapchinganhang.gov.vn/he-sinh-thai-fintech-tai-viet-nam.htm
8. SECO (2017 ), Chương trình đào tạo giám đốc NHTM Việt nam 2015 – 2017
9. VNUHCM_IBT (2019), Khảo sát về hoạt động Fintech tại Việt Nam, kết quả trình bày tại Hội thảo CNTT lần thứ 
24, truy cập tại www.vietnamfintech.com.vn
10. SECO (O, 2017 ), Chương trình đào tạo giám đốc NHTM Việt Nam 2015 – 2017
11. VNUHCM_IBT (2019), Khảo sát về hoạt động Fintech tại Việt Nam, kết quả trình bày tại Hội thảo CNTT lần thứ 
24, truy cập tại www.vietnamfintech.com.vn
xem tiếp trang 20
Những điểm mới của Incoterms 2020
20 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020
bớt các nghĩa vụ so với Incoterms, vì thế, 
vẫn sẽ là một thực tế trong quá trình sử 
dụng Incoterms trong đàm phán và soạn 
thảo hợp đồng. Tuy nhiên, điều quan trọng 
là khi sử dụng biến thể của Incoterms, các 
bên cần thỏa thuận, thống nhất cách hiểu 
và quy định rõ ràng trong hợp đồng để 
tránh những tranh chấp không đáng có ■
Tài liệu tham khảo
1. Incoterms 2020 by the International Chamber of Commerce tại <https://iccwbo.org/resources-for-business/
incoterms-rules/incoterms-2020/>
2. Incoterms 2010 by the International Chamber of Commerce tại <https://iccwbo.org/resources-for-business/
incoterms-rules/incoterms-rules-2010/>
3. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Cẩm nang Thanh toán quốc tế & Tài trợ ngoại thương, NXB Thống kê.
4. TS. Nguyễn Thị Cẩm Thủy và cộng sự (2017), Giáo trình Giao dịch thương mại quốc tế, NXB Lao Động.
nhận, phản hồi, chia sẻ thông tin về khách 
hàng (Nguyễn Trung Anh, 2019). 
Như vậy, có thể thấy ở thời điểm hiện 
tại, hoạt động của các công ty Fintech 
cũng như các sản phẩm dịch vụ cung 
ứng của những công ty này chưa thực sự 
làm thay đổi cơ cấu doanh thu, lợi nhuận 
cũng như hoạt động của các định chế tài 
chính truyền thống, thậm chí khó có thể 
cạnh tranh được với các NHTM, CTCK 
là những tổ chức có nền tảng khách hàng, 
hoạt động và uy tín tốt trên thị trường. 
Song về mặt dài hạn mức độ ảnh hưởng 
sẽ rõ ràng hơn, do đó cần có những điều 
chỉnh về mặt pháp lý cũng như điều hành 
chính sách vĩ mô của Chính phủ nhằm hạn 
chế ảnh hưởng tiêu cực của Fitech, đặc 
biệt là đảm bảo ổn định hệ thống tài chính 
quốc gia.
3. Kết luận
Cùng với sự phát triển chung của thế giới, 
Việt Nam cũng đang trong giai đoạn tham 
gia cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và các 
công ty công nghệ tài chính FinTech cũng 
đang manh nha hình thành và gia nhập thị 
trường dịch vụ tài chính Việt Nam. Nhờ 
ứng dụng FinTech mà xuất hiện các công 
tiếp theo trang 12
ty công nghệ tài chính hoạt động và cung 
cấp tất cả các dịch vụ của cả định chế tài 
chính ngân hàng và định chế tài chính phi 
ngân hàng truyền thống, đây là thách thức 
lớn cho các nhà quản lý chính ở Việt Nam 
về quản lý và phát triển ổn định thị trường 
tài chính cũng như là thách thức cho các 
định chế tài chính truyền thống. FinTech 
mới ra đời và đi vào hoạt động tại Việt 
Nam chưa lâu nên việc nghiên cứu về tác 
động của nó chưa nhiều, cả ở lí luận và 
thực tiễn, và đây chính là tính cấp thiết đặt 
ra việc cần có những nghiên cứu về tác 
động của FinTech đối với sự phát triển của 
các tổ chức định chế tài chính ở Việt Nam 
cũng như đối với tính an toàn và ổn định 
của hệ thống tài chính ■

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_cong_nghe_tai_chinh_den_an_toan_he_thong_tai_c.pdf
Tài liệu liên quan