Ảnh hưởng của các yếu tố hỗ trợ và trở ngại cá nhân tới ý định hành vi khởi sự kinh doanh: Nhận thức của nữ sinh viên một số trường Đại học tại Hà Nội

Nđịnh hành vi khởi sự kinh doanh của nữ sinh viên. Nghiên cứu thực hiện khảo sát đối với 826 ghiên cứu này đề cập tới ảnh hưởng của các hỗ trợ từ bên ngoài, các trở ngại bản thân tới ý

nữ sinh viên tại 4 trường đại học ở Hà Nội và sử dụng phân tích cấu trúc tuyến tính để kiểm định các giả

thuyết. Kết quả chỉ ra là sự hỗ trợ từ gia đình và người thân là yếu tố quan trọng nhất định hình ý định hànhvi khởi sự kinh doanh của nữ sinh viên. Nhận thức về sự hỗ trợ từ chính phủ (thể chế) có tác động tích cực, rong khi các trở ngại cá nhân có ảnh hưởng tiêu cực tới ý định hành vi khởi sự kinh doanh của nữ sinh

viên. Đối với các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của trường đại học, ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới ý

định hành vi tới từ các khóa đào tạo trực tiếp về khởi nghiệp. Từ các kết quả này, các thảo luận và khuyến

nghị chính sách đã được trình bày trong bài báo nhằm thúc đẩy lựa chọn hành vi khởi sự kinh doanh của

nữ sinh viên

pdf11 trang | Chuyên mục: Hành Vi Tổ Chức | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Ảnh hưởng của các yếu tố hỗ trợ và trở ngại cá nhân tới ý định hành vi khởi sự kinh doanh: Nhận thức của nữ sinh viên một số trường Đại học tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 vӅ hӛ trӧ cӫDQJѭӡi thân (Relative) .601*** .597*** 
Nhұn thӭc vӅ hӛ trӧ cӫDWUѭӡng (Education) .082* .059 
Nhұn thӭc vӅ hӛ trӧ thӇ chӃ (Government) .121** .126** 
Trӣ ngҥi bҧn thân (Endogenous) -.076* -.072* 
ĈmWͳQJK͕FY͉NKͧLQJKL͏S)ormation) .061* 
.LQKQJKL͏POjPWKrm (Work) .078* 
%͙KR̿FṔVͧKͷXGRDQKQJKL͏S)DP) -.015 
1ăPK͕F<HD) -.050 
R2 .493 .505 
Bảng 6: Kết quả điểm định các giả thuyết 
Giҧ 
thuyӃt 
Nӝi dung KӃt quҧ 
H1 Nhұn thӭc vӅ hӛ trӧ cӫDQJѭӡi thân có ҧnh Kѭӣng tích 
cӵc tӟLêÿӏnh hành vi cӫa nӳ sinh viên. 
Ĉҥt 
H2 Nhұn thӭc vӅ hӛ trӧ khӣi nghiӋp cӫD WUѭӡQJÿҥi hӑc có 
ҧQKKѭӣng tích cӵc tӟLêÿӏnh hành vi khӣi nghiӋp cӫa nӳ 
sinh viên 
Không ÿҥt 
H3 Nhұn thӭc vӅ hӛ trӧ cӫa thӇ chӃ có ҧQKKѭӣng tích cӵc 
tӟi ý ÿӏnh hành vi khӣi nghiӋp cӫa nӳ sinh viên 
Ĉҥt 
H4 Nhұn thӭc vӅ các trӣ ngҥi cӫa bҧn thân có ҧQK Kѭӣng 
tiêu cӵc tӟLêÿӏnh hành vi khӣi nghiӋp cӫa nӳ sinh viên 
Ĉҥt 
(2013) tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của 
biến số “hỗ trợ của trường đại học” đến sự tự tin của 
sinh viên khi khởi nghiệp (self-efficacy). Như vậy 
biến số này có thể tác động qua các biến số trung 
gian tới ý định hành vi của nữ sinh viên và điều này 
cần được kiểm chứng rõ hơn trong các nghiên cứu 
tiếp theo. 
Các kết quả của nghiên cứu có thể gợi ý một số 
khuyến nghị chính sách trong việc thúc đẩy ý định 
hành vi khởi sự kinh doanh của nữ sinh viên. Ở góc 
độ của trường đại học, các chương trình hỗ trợ khởi 
nghiệp cần tập trung vào các hoạt động đào tạo và 
tăng cường nhận thức vì các hoạt động này có ảnh 
hưởng tích cực tới ý định hành vi khởi sự kinh 
doanh của sinh viên. Các học phần bắt buộc và tự 
chọn về khởi nghiệp hoặc các khóa học ngắn hạn sẽ 
đóng vai trò rất quan trọng trong việc trang bị năng 
lực khởi nghiệp cho sinh viên. Ngoài ra, các khóa 
học này cũng nên hướng vào việc giảm thiểu các trở 
ngại bản thân của nữ sinh viên đối với hành vi khởi 
sự kinh doanh bao gồm việc kiểm soát căng thẳng 
(stress), giảm nỗi sợ thất bại, biết cách lập kế hoạch 
và mạo hiểm có tính toán. 
Ở góc độ chính phủ, các hoạt động hỗ trợ của 
chính phủ được nhận thức một cách tích cực và đang 
là yếu tố quan trọng thứ hai trong việc hình thành ý 
định hành vi khởi sự kinh doanh của nữ sinh viên. 
Vì vậy chính phủ và các tổ chức liên quan cần tiếp 
tục thực hiện tốt các chương trình và đề án hỗ trợ 
khởi nghiệp đối với sinh viên và phụ nữ. Hơn nữa, 
việc tăng cường truyền thông và thực hiện các hoạt 
động tạo phong trào khuyến khích khởi nghiệp sẽ rất 
có ý nghĩa vì nó tác động tới tất cả các đối tượng 
khác nhau trong xã hội, trong đó có các thành viên 
gia đình và người thân – những người mà sự ủng hộ 
của họ có tác động quan trọng nhất tới ý định hành 
vi của nữ sinh viên. 
6. Kết luận 
Nghiên cứu này đề cập tới ảnh hưởng của các 
yếu tố hỗ trợ và trở ngại bản thân tới ý định hành vi 
khởi sự kinh doanh của nữ sinh viên một số trường 
đại học trên địa bàn Hà Nội. Kết quả chỉ ra là nhận 
thức của nữ sinh viên về sự hỗ trợ của người thân và 
từ chính phủ (thể chế) có ảnh hưởng tích cực và 
quan trọng nhất tới tới ý định hành vi khởi nghiệp 
của họ. Trong khi đó, các trở ngại cá nhân có ảnh 
hưởng tiêu cực tới ý định hành vi khởi sự kinh 
doanh. Các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của trường 
đại học không hoàn toàn tác động có ý nghĩa thống 
kê tới hành vi. Thay vào đó, các khoa học về khởi sự 
kinh doanh có tác động trực tiếp và có ý nghĩa thống 
kê tới ý định hành vi khởi sự kinh doanh. Từ các kết 
quả chính này, một số khuyến nghị chính sách đã 
được nêu ra bao gồm việc tăng cường đào tạo khởi 
nghiệp ở các trường đại học và thúc đẩy các hoạt 
động hỗ trợ và tuyên truyền ở cấp độ các cơ quan 
chính phủ. 
Bên cạnh các kết quả nêu trên, nghiên cứu này có 
một số hạn chế nhất định liên quan tới mẫu nghiên 
cứu. Việc lựa chọn các trường đại học tham gia vào 
khảo sát theo cách tiếp cận thuận tiện không giúp có 
được một mẫu đại diện cho nữ sinh viên ở Hà Nội, 
điều này giới hạn việc suy rộng kết quả của nghiên 
cứu này. 
Các hạn chế và kết quả của nghiên cứu này có 
thể gợi ý một số hướng nghiên cứu tiếp theo. Có thể 
áp dụng mô hình nghiên cứu này cho một mẫu ngẫu 
nhiên, mang tính đại diện tốt hơn cho nữ sinh viên 
hoặc phụ nữ trẻ. Hơn nữa, nghiên cứu này chỉ ra là 
gia đình và người thân có có vai trò rất quan trọng 
trong việc định hình ý định hành vi khởi sự của nữ 
giới. Vậy, yếu tố gia đình có ảnh hưởng như thế nào 
tới toàn bộ quá trình khởi sự kinh doanh của nữ giới 
và sự ảnh hưởng này được diễn ra theo cơ chế, cách 
thức như thế nào? Các câu hỏi quan trọng này chờ 
đợi đóng góp của các nghiên cứu tiếp theo.u 
Tài liệu tham khảo: 
1. Ajzen, I. (1991), The theory of planned behav-
ior, Organizational Behavior and Human Decision 
Processes, 50(2), 179-211. 
2. Bird, B. (1988), Implementing 
Entrepreneurial Ideas: The Case for Intention, 
Academy of Management Review 13(3), 442-453. 
3. Brush, C. G., & Cooper, S. Y. (2012), Female 
entrepreneurship and economic development: An 
international perspective, Entrepreneurship & 
Regional Development, 24(1-2), 1-6. 
4. Bygrave, W.D., & Hofer C.W. (1991), 
Theorizing about entrepreneurship, Entrepreneurship 
Theory and Practice, Winter, p.13-22. 
5. Debackere, K., & R. Veugelers (2005), The 
Role of Academic Technology Transfer 
Organizations in Improving Industry Science Links, 
Research Policy, 34(3), 321-342. 
6. De Bettignies, J.-E., & J. Brander (2007), 
Financing Entrepreneurship: Bank Finance Versus 
Venture Capital, Journal of Business Venturing, 
22(6), 808-832. 
71
?
Sè 141/2020
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học
7. Fayolle, A., & Liñán, F. (2014), The future of 
research on entrepreneurial intentions, Journal of 
Business Research, 67(5), 663-666. 
8. Fleming, P. (1996), Entrepreneurship educa-
tion in Ireland: A longitudinal study, Academy of 
Entrepreneurship Journal, 2(1), 94-118. 
9. Gentry, W., & R. Hubbard (2000), Tax Policy 
and Entrepreneurial Entry, American Economic 
Review, 90(2), 283-287. 
10. GERA (2018), ‘Global Report 17/18’, 
Global Entrepreneurship Monitor, ISBN-13: 978-1-
939242-10-5. 
11. Henderson, R., & M. Robertson (2000), Who 
Wants to Be an Entrepreneur? Young Adult Attitudes 
to Entrepreneurship as a Career, Career 
Development International 5(6), 279-287. 
12. Keat, Y. & S. Ahmad (2012), A study among 
university students in business start-ups in 
Malaysia: Motivations and obstacles to become 
entrepreneurs, International Journal of Business and 
Social Science, vol. 3, nº 19. 
13. Krueger, N. F., M. D. Reilly & A. L. Carsrud 
(2000), Competing Models of Entrepreneurial Intentions, 
Journal of Business Venturing 15(5-6), 411-432. 
14. Lerner, J. (2005), The University and the 
Start- Up: Lessons from the Past Two Decades, 
Journal of Technology Transfer 30(1-2), 49-56. 
15. Li, W. (2007), Ethnic Entrepreneurship: 
Studying Chinese and Indian Students in the United 
States, Journal of Developmental Entrepreneurship 
12(4), 449-466. 
16. Liñán, F., & Chen, Y. W. (2009), 
Development and cross-cultural application of a 
specific instrument to measure entrepreneurial 
intentions, Entrepreneurship Theory and Practice, 
33(3), 593-617. 
17. Linan, F., (2004), Intention-based models of 
entrepreneurship education, Piccola Impresa Small 
Business, n°3, 11-35. 
18. Lương Minh Huân (2018), Báo cáo Chỉ số 
khởi nghiệp Việt Nam 2017/2018, Nhà xuất bản 
Thanh niên. 
19. McMillan, J., & C. Woodruff (2002), The 
Central Role of Entrepreneurs in Transition 
Economies, The Journal of Economic Perspectives 
16(3), 153-170. 
20. Mei, H., Z. Zhan, P. S. Fong, T. Liang & Z. 
Ma (2016), Planned behaviour of tourism students’ 
entrepreneurial intentions in China, Applied 
Economics, vol. 48, nº 13, p. 1240-1254. 
21. Souitaris, V., Zerbinati, S., Al-Laham, A. 
(2007), Do entrepreneurship programs raise entre-
preneurial intention of science and engineering stu-
dents? The effect of learning, inspiration and 
resources, Journal of Business Venturing, 22 (2007), 
566-591. 
22. Thompson, E. (2009), Individual entrepre-
neurial intent: construct clarification and develop-
ment of an internationally reliable metric, 
Entrepreneurship Theory and Practice, vol. 33, nº 3, 
p. 669-694. 
23. Tijssen, R. J. W. (2006), Universities and 
Industrially Relevant Science: Toward Measurement 
Models and Indicators of Entrepreneurial 
Orientation, Research Policy 35, 1569-1585. 
24. Tran Van Trang (2011), La perception de la 
carrière entrepreneuriale des étudiants, le cas du 
Vietnam, Journal of Social Management (Zeitschrift 
für Sozialmanagement, ISSN 1612-8389), Vol.9, 
Special Issue: Entrepreneurship. 
25. Young, E.C., & Welsch, H.P. (1993), Major 
elements in entrepreneurial development in central 
Mexico, Journal of Small Business Management, 
October, 80-85. 
Summary 
This study addresses the impact of perceived 
supports, endogenous obstacles on entrepreneurial 
behavioral intention to start a business. The study 
conducted a survey of 826 female students at four 
universities in Hanoi and used structrural equation 
model (SEM) analysis to test hypotheses. The 
results show that support from family and relatives 
is the most important factor that shapes the behav-
ioral intention of starting a business for female stu-
dents. Perceived institutional support 
has a positive effect while endogenous obstacles 
have a negative effect on female students' behav-
ioral intention to start a business. For university sup-
port activities, the statistically significant influence 
on behavioral intention comes from training courses 
on entrepreneurship. Based on these results, discus-
sions and policy recommendations were presented 
in the paper to promote female entrepreneurship 
choice. 
Sè 141/202072
Ý KIẾN TRAO ĐỔI
thương mại
khoa học

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_cac_yeu_to_ho_tro_va_tro_ngai_ca_nhan_toi_y_di.pdf