Âm nhạc giao hưởng tại Sài Gòn - Vài góp nhặt từ tư liệu

Tóm tắt

Với chặng đường gần một thế kỷ kể từ khi ra đời đến nay, nền âm nhạc mới Việt Nam trải qua nhiều

giai đoạn phát triển khác nhau với nhiều thành tích đáng tự hào mà một trong những đỉnh cao là thể loại

Giao hưởng. Trong khi những thành tựu của âm nhạc giao hưởng tại miền Bắc (giai đoạn trước năm

1975) được ghi nhận, tập hợp, thống kê và phổ biến khá rộng rãi thì những thành tựu của âm nhạc giao

hưởng miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng lại sớm rơi vào quên lãng do biến động của thời cuộc.

Tuy nhiên, nghệ thuật đích thực luôn xuất phát từ trái tim và những giá trị âm nhạc của quá khứ cần

được nhìn nhận lại một cách khách quan và trân trọng.

pdf8 trang | Chuyên mục: Chỉ Huy Âm Nhạc | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Âm nhạc giao hưởng tại Sài Gòn - Vài góp nhặt từ tư liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
c bước vào 
nghề bằng cách tự học và trưởng thành 
trong quá trình tham gia kháng chiến chống 
Pháp thì ở giai đoạn này đã có thêm lớp 
nhạc sĩ, diễn viên, nhạc công được đào tạo 
bài bản tại Trường Âm nhạc Việt Nam, 
nhạc sĩ xuất thân từ các lớp tập huấn của 
chuyên gia nước ngoài tại miền Bắc Việt 
Nam, nhạc sĩ được Nhà Nước gửi đi học tại 
Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông 
Âu... đồng thời sử dụng giáo trình của các 
nước khối Xã Hội Chủ Nghĩa trong giảng 
dạy- nghiên cứu âm nhạc và đánh giá kết 
quả học tập trong các cơ sở đào tạo âm 
nhạc chuyên nghiệp miền Bắc. 
Sáng tác 
Dưới tác động của nhiều yếu tố văn 
hóa - chính trị - xã hội, ca khúc vẫn là thể 
loại chiếm vị trí chủ đạo trong âm nhạc 
miền Nam giai đoạn 1945-1975. Tuy 
nhiên, những nhạc sĩ được đào tạo bài bản 
và đam mê khí nhạc vẫn duy trì con đường 
học thuật riêng của mình và đạt được một 
số thành tựu đáng kể. Một trong những 
nhạc sĩ tiêu biểu đó chính là Nghiêm Phú 
Phi. Ông tốt nghiệp Ưu hạng tại viện Quốc 
Gia Âm Nhạc Paris (Pháp) về Piano và 
Hòa Âm. Tác phẩm “Divertimento I” 
(1960) và “Divertimento II” (1965) của 
ông viết theo thang âm ngũ cung, phối hợp 
các nhạc khí dân tộc cổ truyền với dàn 
nhạc giao hưởng Tây phương, được trình 
ÂM NHẠC GIAO HƯỞNG TẠI SÀI GÒN - VÀI GÓP NHẶT TỪ TƯ LI U 
108 
diễn nhiều lần trước khán giả Việt Nam và 
quốc tế và được đánh giá cao bởi các nhà 
báo viết âm nhạc nước ngoài. Đặc biệt, 
trong tác phẩm “ pollo 14” (1971) do ông 
sáng tác và thu âm trực tiếp còn đưa những 
âm thanh thường được nghe trong các 
phim khoa học giả tưởng vào tác phẩm 
giao hưởng (là điều chưa có ai thực hiện 
trước đó). Tứ tấu dây “Fantasia I” (1974) 
được ông hoàn tất với nhiều thử nghiệm 
mới lạ trong cách diễn tấu. Ngoài ra các tác 
phẩm giao hưởng của nhạc sĩ - nhà chỉ huy 
dàn nhạc Nghiêm Phú Phi, còn có giao 
hưởng của nhạc sĩ Lê Văn Khoa 
(“Symphony Viet Nam 1975” - được sáng 
tác trong 20 năm và trình diễn lần đầu ở c 
năm 1995), một số tác phẩm khác viết ở 
hình thức lớn như: hợp xướng “Cửu Long 
Giang” (5 chương, Phan Miêng, 1972), 
trường ca, vũ kịch: “Kim Trọng Thúy 
Kiều” (1962 - 1966, Phạm Thế Mỹ); ca 
kịch nhỏ: “Hoa bướm và thiếu nữ” (1960, 
Phạm Thế Mỹ), “Nước mắt người 
yêu” (1961, Phạm Thế Mỹ); nhạc kịch: 
 “Sắc lụa trữ la” (1958-1960, Phạm Thế 
Mỹ); các tác phẩm phối khí kết hợp giữa 
nhạc cụ dân tộc (chuông chùa, mõ, sáo 
Việt, trống chầu...) với dàn nhạc giao 
hưởng và nhiều hợp xướng tôn giáo viết ở 
hình thức lớn của linh mục nton Nguyễn 
Tiến Dũng... 
Trong lĩnh vực sáng tác âm nhạc 
chuyên nghiệp cùng khoảng thời gian này 
tại miền Bắc, đáng lưu ý có: phong trào 
sáng tác hợp xướng và sự ra đời của những 
tác phẩm thể nghiệm khai sinh cho các thể 
loại nhạc đàn và tổng hợp thanh - khí nhạc 
như: thể loại giao hưởng một chương, tổ 
khúc giao hưởng và thanh nhạc, thơ giao 
hưởng Một trong những biểu hiện của 
tính chuyên nghiệp trong âm nhạc miền 
Bắc thời kỳ này chính là mối quan tâm đến 
các thể loại âm nhạc ở hình thức lớn như: 
giao hưởng nhiều chương, nhiều phần, hợp 
xướng kết hợp với dàn nhạc giao hưởng, 
kịch múa và quy mô nhất là thể loại nhạc 
kịch (opéra). Ngay từ đầu thập niên sáu 
mươi, các nhạc sĩ miền Bắc đã tự đặt ra 
cho mình cái đích cuối cùng phải tiến tới là 
nhạc kịch Việt Nam. 
Biểu diễn 
Giai đoạn từ 1945- 1975, các hoạt 
động biểu diễn văn hóa văn nghệ ở Sài 
Gòn diễn ra khá mạnh mẽ. Với sự góp mặt 
từ rất sớm của các phòng trà, tiệm nhảy, 
cao lâu... nền nhạc mới phía Nam có nhiều 
điều kiện tiếp xúc và giao lưu với âm nhạc 
phương Tây, đặc biệt trong lĩnh vực ca 
khúc. Các hãng đĩa lớn đều được thành lập 
tại Sài Gòn như: Việt Nam, sia, Sóng 
Nhạc, Sơn Ca, Continental, Thiên Thai, Vô 
Tuyến cũng hoạt động thu âm và phát 
hành băng đĩa khá tích cực. Mỗi đài phát 
thanh lớn đều có ban nhạc cổ điển Tây 
phương được dàn dựng và chỉ huy bởi 
những nhạc sĩ tên tuổi đương thời như: đài 
phát thanh Pháp Á - nhạc sĩ Trần Cang, đài 
phát thanh Quân Đội - nhạc sĩ Văn Phụng, 
Dương Thiệu Tước (chương trình “Cổ kim 
hòa điệu”), đài phát thanh Sài Gòn - nhạc 
sĩ Nguyễn Văn Đông, Vũ Văn Tuynh... 
Hơn nữa, với việc thành lập Trường Quốc 
gia Âm nhạc, hoạt động biểu diễn âm nhạc 
chuyên nghiệp được chú trọng và trau dồi, 
đội ngũ những người biểu diễn âm nhạc 
phía Nam đã được bổ sung một cách đầy 
đủ và bài bản. Một số nhạc sư đang giảng 
dạy tại trường cũng là nghệ sĩ biểu diễn 
chuyên nghiệp đoạt giải thưởng quốc tế 
như: Đỗ Thế Phiệt (violin, giải Grand Prix 
du Violon 1954 và giải Danh dự về nhạc 
Thính Phòng 1957)... 
Bên cạnh các hoạt động chuyên môn 
diễn ra khá sôi nổi trong nước, âm nhạc 
NGUYỄN THỊ NGỌC DUNG 
109 
miền Nam còn đẩy mạnh hoạt động giao 
lưu quốc tế như: Đoàn Văn nghệ Việt Nam 
tham dự Hội chợ Quốc tế Expo 70 tại 
Osaka, Nhật Bản năm 1970 (gồm 100 nghệ 
sĩ tân cổ nhạc và vũ cổ truyền). 
Trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc 
chuyên nghiệp tại miền Bắc, có 1 một số sự 
kiện đáng chú ý xảy ra trong khoảng thời 
gian này như: Ngày 2 9 1945 ban nhạc 
Giải phóng quân đã chơi bài Tiến uân ca 
(hòa tấu kèn, dưới sự chỉ huy của nhạc sĩ 
Đinh Ngọc Liên) trong buổi lễ thành lập 
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, bản hòa 
tấu “Vũ khúc tưng bừng” (chịu ảnh hưởng 
của thể loại valse thành Vienne) do nhạc sĩ 
Lương Ngọc Trác sáng tác cho dàn nhạc 
đã được trình diễn trong đêm Tuyên ngôn 
Độc lập. Sau đó là sự ra đời hàng loạt các 
đơn vị hoạt động biểu diễn âm nhạc chuyên 
nghiệp ở miền Bắc như: Dàn nhạc Giao 
hưởng Việt Nam được hình thành với 114 
nhạc công (1959), Dàn Hợp xướng (1961), 
2 năm sau hai đoàn này sát nhập, cộng 
thêm bộ phận múa để hình thành Nhà hát 
Giao hưởng - Hợp xướng - Vũ kịch Việt 
Nam (1963, tại Hà Nội) là tiền thân của 
Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc 
vũ kịch Việt Nam ngày nay; thành lập các 
đoàn ca múa nhạc chuyên nghiệp như: 
Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam 
(1960), Đoàn ca múa Hà Nội (1960), Đoàn 
Ca múa Trung ương và Đoàn ca nhạc dân 
tộc Trung ương (1962)... 
4. Thay lời kết 
Cho đến năm 1975, tại Việt Nam đã tồn 
tại 2 trung tâm hoạt động âm nhạc kinh viện 
khá hiệu quả là Hà Nội và Sài Gòn. Tuy 
quan điểm chính trị và phương hướng hoạt 
động khác nhau nhưng mỗi nơi đều có thế 
mạnh riêng, thành tựu riêng đáng được trân 
trọng và ghi nhận. Đối với Sài Gòn, đã hình 
thành một nền âm nhạc giao hưởng hoàn 
chỉnh với những nhạc sĩ có tên tuổi, được 
đào tạo bài bản trong nước và nước ngoài, 
có nhiều tác phẩm được quốc tế công nhận. 
Một trong những thành tựu đáng tự hào của 
âm nhạc giao hưởng Sài Gòn trong giai 
đoạn này chính là tính “thời sự” thể hiện 
trong tác phẩm, từ nội dung đến hình thức 
và cả những kỹ thuật sáng tác, thể hiện sự 
cập nhật của người nhạc sĩ đối với những 
bước tiến mới trong âm nhạc thế giới. Tuy 
nhiên, điều đáng buồn là hiện nay, các tư 
liệu âm thanh cũng như văn bản âm nhạc 
của thời kỳ này gần như đã thất lạc hết (do 
sự thay đổi về thời cuộc cũng như sự hạn 
chế trong quá trình lưu trữ), những ghi chép 
về tác giả-tác phẩm của giai đoạn này chỉ 
mang tính tản mạn, thể hiện hồi ức cá nhân 
của người trong cuộc, thiếu hẳn sự thẩm 
định và phân loại một cách hệ thống và 
khoa học. Chính vì vậy, mong sao các cơ 
quan chức năng, các đơn vị trong ngành và 
các cá nhân có tâm huyết với nghệ thuật 
cùng chung tay tìm kiếm, sưu tầm, khôi 
phục và phổ biến lại những giá trị âm nhạc 
đã mất. Như nhà soạn nhạc Gioachino 
Rossini đã từng nói: “Ngôn ngữ của âm 
nhạc là ngôn ngữ chung của tất cả mọi thế 
hệ và mọi dân tộc; ai cũng hiểu được nó, 
bởi nó được hiểu bằng trái tim” (2). 
Krakow-3.2017 
Chú thích: 
(1) “ symphony must be like the world. It must 
contain everything” 
(2) “The language of music is common to all 
generations and nations; it is understood by 
everybody, since it is understood with the 
heart”. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Thụy Kha (2009), “60 năm âm nhạc Việt 
Nam - Nửa của chiến tranh, nửa thuộc thanh 
bình”, Tạp chí Sông Hương, số 199. 
ÂM NHẠC GIAO HƯỞNG TẠI SÀI GÒN - VÀI GÓP NHẶT TỪ TƯ LI U 
110 
2. Ngô Hoàng Linh (2015), “Sự phát triển nghệ 
thuật âm nhạc giao hưởng ở Việt Nam”, Tạp 
chí Sóng Nhạc, số 124. 
3. Nguyễn Thị Nhung (2001), Âm nhạc Thính 
phòng Giao hưởng Việt Nam - Sự hình thành 
phát triển - tác giả - tác phẩm, Nxb Viện 
Âm nhạc. 
4. Nguyễn Đình San (2006), Nhạc Việt Nam 
những vùng sáng tối, Nxb Thanh Niên. 
5. Hữu Trịnh (2004), Sơ lược về tác phẩm âm 
nhạc giao hưởng Việt Nam, website 
giaidieuxanh.vn. 
6. Nguyễn Thế Tuân (2006), Nhạc Giao hưởng 
Việt Nam - 1 tiến trình lịch sử, luận án tiến sĩ 
chuyên ngành nghệ thuật âm nhạc, Học viện 
Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. 
7. Tư liệu phỏng vấn NGƯT Nguyễn Văn Đời 
tại Nhạc viện TP.HCM ngày 6 8 2016. 
8. Tô Vũ (2002), Âm nhạc Việt Nam - Truyền 
thống và hiện đại, Nxb Viện Âm nhạc. 
9. Trần Nhật Vy (2000), “Tân nhạc Việt Nam từ 
năm 1911”, báo Tuổi trẻ xuân Canh Thìn. 
10. Hội Nhạc sĩ Việt Nam (2007), Tự hào nửa thế 
kỷ Hội nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt 
Nam xuất bản. 
11. Viện Âm Nhạc (2000), Âm nhạc mới Việt Nam-
tiến trình và thành tựu, Nxb Viện Âm nhạc. 
12. Viện Âm Nhạc (2004), Hợp tuyển tài liệu 
nghiên cứu - lý luận - phê bình âm nhạc Việt 
Nam thế kỷ XX, Nxb Viện Âm nhạc. 
13. Viện Âm Nhạc (2005), Những tác phẩm giao 
hưởng Việt Nam, Nxb Viện Âm nhạc. 
14. Viện Âm Nhạc (2007), Âm nhạc Việt Nam: 
tác giả-tác phẩm, Nxb Viện Âm nhạc. 
15. Viện Âm Nhạc (2010), “Tổng tập Âm nhạc 
Việt Nam: Tác giả - Tác phẩm, Nxb Viện 
Âm nhạc. 
Website 
1. www.vienamnhac.vn 
2. www.tiengquehuong.wordpress.com 
3. www.giaidieuxanh.vn 
4. www.dinh.dk 
5. www.tranquanghai.info 
6. www.hoinhacsi.com.vn 
7. www.vnam.edu.vn 
8. www.hcmcons.vn 
9. www.nguyenthiendao.com 
10. www.tonthattiet.com 
11. www.dongnhacxua.com 
 www.brainyquote.com 
Ngày nhận bài: 14/3/2017 Biên tập xong: 15/8/2017 Duyệt đăng: 20 8 2017 

File đính kèm:

  • pdfam_nhac_giao_huong_tai_sai_gon_vai_gop_nhat_tu_tu_lieu.pdf
Tài liệu liên quan