Thực hành Matlab cơ bản - Worksheet 2: Vectors trong Matlab

Mục đích:

Worksheet này giới thiệu về vector và phương pháp xử lý vector trong MATLAB.

Yêu cầu:

- Sinh viên thực hành bằng phần mềm Matlab trên phòng máy, đọc kỹ phần luyện tập

trước khi làm bài tập.

- Kết quả được lưu lại trong thư mục MSSV_HoTen

- Thời gian thực hành: 4 tiết.

pdf7 trang | Chuyên mục: MATLAB | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 8830 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt nội dung Thực hành Matlab cơ bản - Worksheet 2: Vectors trong Matlab, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
THỰC HÀNH MATLAB CƠ BẢN 
1 Thái Duy Quý – thaiduyquy@gmail.com 
WORKSHEET 2: Vectors trong MATLAB 
--Thái Duy Quý ITFac – thaiduyquy@gmail.com – 
Mục đích: 
Worksheet này giới thiệu về vector và phương pháp xử lý vector trong MATLAB. 
Yêu cầu: 
- Sinh viên thực hành bằng phần mềm Matlab trên phòng máy, đọc kỹ phần luyện tập 
trước khi làm bài tập. 
- Kết quả được lưu lại trong thư mục MSSV_HoTen 
- Thời gian thực hành: 4 tiết. 
Luyện tập: 
Sức mạnh thực sự của MATLAB là thiết kế trong việc xử lý Vector. Người sử dụng có thể 
tìm thấy các chức năng xử lý, vẽ đồ thị và làm việc với các ma trận một cách dễ dàng. Một 
vector thường là một danh sách các số tự nhiên. Những số này được biểu diễn bởi dấu ngoặc 
đơn ([]). 
Ví dụ: Các phần tử trong vector được phân biệt bởi dấu phẩy hoặc khoảng trắng nếu vector 
là một chiều, nếu là nhiều chiều các hàng phân biệt nhau bởi dấu chấm phẩy. 
Ví dụ: Chúng ta có thể chuyển vị ma trận bằng phép toán ’: 
THỰC HÀNH MATLAB CƠ BẢN 
2 Thái Duy Quý – thaiduyquy@gmail.com 
Chúng ta cũng có thể cộng hoặc trừ các vectors nếu như chúng có cùng kích thước bằng 
cách sử dụng toán tử + hoặc -. Có thể nhân, chia hoặc lũy thừa nếu chúng thõa mãn các kích 
thước cho phép bằng cách sử dụng các toán tử như .*, ./, .^ . Chúng ta cũng có thể nhân vector 
với một số sử dụng phép nhân *. 
Ký tự Toán tử Vector 
+ Cộng vector 
- Trừ vector 
.* Nhân thành phần vector 
./ Chia thành phần vector 
.^ Lũy thừa thành phần vector 
Ví dụ: Sau đây là một số ví dụ về các toán tử trong vector. Chúng chỉ được chấp nhận bởi 
các vector có cùng kích thước. Đảm bảo rằng bạn nên hiểu các lỗi xuất hiện ở bên dưới. 
THỰC HÀNH MATLAB CƠ BẢN 
3 Thái Duy Quý – thaiduyquy@gmail.com 
Ví dụ: Để truy xuất đến phần tử thứ n của vector a, ta gõ a(n). Để thay đổi giá trị tại vị trí 
n, gõ: format a(n). 
Làm việc với ma trận cũng tương tự. Các ma trận có thể cộng, trừ theo các phần tử, miễn là 
chúng có cùng kích thước. (cùng số dòng và số cột). 
Ví dụ: 
THỰC HÀNH MATLAB CƠ BẢN 
4 Thái Duy Quý – thaiduyquy@gmail.com 
Ví dụ: Có thể tạo ra một vector với các số theo một quy tắc nào đó, nếu chỉ giới hạn 2 số, 
quy tắc sẽ là tăng 1 đơn vị. Nếu sử dụng 3 số, quy tắc sẽ tăng (hoặc giảm) theo số ở giữa. 
Lệnh linspace được sử dụng để định nghĩa một dòng của một vector với số lượng các số 
nhận được và nằm trong phạm vi nào đó. Ví dụ, linspace(0,1,11) sẽ phát sinh 11 số bắt đầu từ 
0 và kết thúc bởi 1. Với ràng buộc này, ta thấy các bước nhảy sẽ là 0.1. Tương tự như vậy, 
linspace(0,1,10) sẽ phát sinh 10 số bắt đầu từ 0 và kết thúc bởi 1, các bước nhảy lúc này là 1/9. 
Ví dụ 
THỰC HÀNH MATLAB CƠ BẢN 
5 Thái Duy Quý – thaiduyquy@gmail.com 
Các ứng dụng khác: 
Bài tập 
Bài 1: 
- Tạo một vector chứa các số nguyên từ 31 đến 75. 
- Tạo một vector có 10 phần tử có giá trị nguyên được lấy ngẫu nhiên trong khoảng [0, 
100]. 
- Tạo một vector có 10 phần tử có giá trị nguyên được lấy ngẫu nhiên trong khoảng [-
20,10] 
THỰC HÀNH MATLAB CƠ BẢN 
6 Thái Duy Quý – thaiduyquy@gmail.com 
Bài 2: 
Cho x = [3 1 5 7 9 2 6], dự đoán kết quả các dòng lệnh sau và thử lại bằng Matlab: 
a. x(3) 
b. x(1:7) 
c. x(1:end) 
d. x(1:end-1) 
e. x(6:-2:1) 
f. x([1 6 2 1 1]) 
g. sum(x) 
Bài 3: 
Cho x = [2 5 1 6]. 
a. Cộng thêm 16 vào tất cả các phần tử. 
b. Cộng thêm 3 vào các phần tử ở vị trí lẻ. 
c. Lấy căn bậc 2 tất cả các phần tử. 
d. Bình phương tất cả các phần tử. 
Bài 4 
Cho x, y lần lượt là các vector cột. x = [3 2 6 8]’, y = [4 1 3 5]’. 
a. Lấy tổng các phần tử của x cộng thêm vào từng phần tử của y. 
b. Luỹ thừa mỗi phần tử của x với số mũ tương ứng là các phần tử của y. 
c. Chia các phần tử của y với các phần tử tương ứng của x. 
d. Nhân các phần tử của x với các phần tử tương ứng của y, đặt trong vector z. 
e. Tính tổng các phần tử của z, gán cho w. 
f. Tính x.* y – w. 
g.Tích vô hướng của x và y 
Lưu ý: x’ là ma trận chuyển vị của x 
Bài 5: 
Tạo các vector x sau 
THỰC HÀNH MATLAB CƠ BẢN 
7 Thái Duy Quý – thaiduyquy@gmail.com 
a. [2, 4, 6, 8, …..2n] 
b. [10, 8, 6, 4, 2, 0, -2, -4.........-2n] 
c. [1, 1/2, 1/3, 1/4, 1/5, …..1/n] 
d. [0, 1/2 2/3, 3/4, 4/5, …....(n-1)/n] 
Lưu y: nhập vào giá trị n 
Bài 6 
Tạo vector x với các phần tử là xn = (-1)n+1/(2n - 1). Tính tổng 100 phần tử đầu tiên của x. 
-- Hết -- 

File đính kèm:

  • pdfThực hành Matlab cơ bản - Worksheet 2_Vectors trong Matlab.pdf
Tài liệu liên quan