Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 3: Thành phần dữ liệu mức quan niệm (Phần 2)

Mặc dù khái niệm bản số của thực thể đối với mối kết hợp cho chúng ta nhận biết

mỗi thể hiện của thực thể tham gia tối thiểu là bao nhiêu, và tối đa là bao nhiêu vào mối

kết hợp. Nhưng trong thực tế, một lớp các đối tượng trong tổ chức có khi tồn tại tình

trạng là: một số đối tượng (tập con) của nó tham gia vào một mối kết hợp này, số còn lại

có thể tham gia hoặc không vào những mối kết hợp khác, trong khi có thể tất cả các phần

tử của chúng lại cùng tham gia vào mối kết hợp khác nữa. Hoặc một tập con này có

những đặc tính này, còn những phần tử khác thì có thêm những đặc tính khác hoặc

không. Chẳng hạn cùng là cán bộ công nhân viên trong trường trung học, thì số cán bộ

giảng dạy tham gia công tác giảng dạy, số còn lại (nhân viên hành chánh) thì không,

nhưng mỗi người đều làm việc tại một đơn vị nào đó của nhà trường. Ðối với cán bộ

giảng dạy người ta quan tâm đến chức danh hiện tại, còn đối với nhân viên hành chánh

thì người ta lại quan tâm đến nghề nghiệp hay nghiệp vụ của họ. Ðể phản ánh tình trạng

đó trong phương pháp mô hình hóa, người ta dùng khái niệm chuyên biệt hóa / tổng quát

hóa.

pdf6 trang | Chuyên mục: Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 3: Thành phần dữ liệu mức quan niệm (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
III.2.7. Tổng quát hóa và chuyên biệt hóa. 
a. Giới thiệu: 
Mặc dù khái niệm bản số của thực thể đối với mối kết hợp cho chúng ta nhận biết 
mỗi thể hiện của thực thể tham gia tối thiểu là bao nhiêu, và tối đa là bao nhiêu vào mối 
kết hợp. Nhưng trong thực tế, một lớp các đối tượng trong tổ chức có khi tồn tại tình 
trạng là: một số đối tượng (tập con) của nó tham gia vào một mối kết hợp này, số còn lại 
có thể tham gia hoặc không vào những mối kết hợp khác, trong khi có thể tất cả các phần 
tử của chúng lại cùng tham gia vào mối kết hợp khác nữa. Hoặc một tập con này có 
những đặc tính này, còn những phần tử khác thì có thêm những đặc tính khác hoặc 
không. Chẳng hạn cùng là cán bộ công nhân viên trong trường trung học, thì số cán bộ 
giảng dạy tham gia công tác giảng dạy, số còn lại (nhân viên hành chánh) thì không, 
nhưng mỗi người đều làm việc tại một đơn vị nào đó của nhà trường. Ðối với cán bộ 
giảng dạy người ta quan tâm đến chức danh hiện tại, còn đối với nhân viên hành chánh 
thì người ta lại quan tâm đến nghề nghiệp hay nghiệp vụ của họ. Ðể phản ánh tình trạng 
đó trong phương pháp mô hình hóa, người ta dùng khái niệm chuyên biệt hóa / tổng quát 
hóa. 
b. Ðịnh nghĩa: Chuyên biệt hóa nghĩa là phân hoạch một thực thể thành các tập 
(thực thể) con còn Tổng quát hóa là gộp các thực thể thành một thực thể bao hàm tất cả 
các thể hiện của các thực thể con. Các chuyên biệt được thừa hưởng tất cả các thuộc tính 
của các thực thể tiền bối và chính nó có thể có những thuộc tính khác. Các thực thể 
chuyên biệt có thể có những mối kết hợp khác nhau với những thực thể khác và do đó các 
xử lý sẽ có thể khác nhau tùy theo từng chuyên biệt thành phần. 
c. Cách trình bày: Tổ chức thực thể và các thực thể con theo cấu trúc cây, những 
thuộc tính của thực thể sẽ mang tính chất thừa kế của gia phả. 
d. Ý nghĩa: 
Với phương pháp tổng quát hóa/chuyên biệt hóa cho phép chúng ta vừa trình bày 
vấn đề một cách tổng quát mà vẫn không quên các đặc thù. 
e. Ví dụ: Trong trường trung học: 
Khó khăn gặp phải trong việc tổng quát hóa hay chuyên biệt hóa là có khi một thực 
thể có thể có nhiều cách phân hoạch khác nhau theo từng tiêu chí khác nhau, các tập con 
có khi còn giao nhau. 
III.2.8. Phụ thuộc hàm giữa các thực thể 
a. Ðịnh nghĩa: Giả sử có một mối kết hợp giữa thực thể A và thực thể B, người ta 
nói tồn tại một phụ thuộc hàm giữa thực thể A với thực thể B nếu một thể hiện của A xác 
định một và chỉ một thể hiện của B. 
b. Trình bày trên mô hình quan niệm dữ liệu: 
c. Liên quan giữa phụ thuộc hàm với bản số 
Giả sử có một mối kết hợp hai chiều giữa hai thực thể. Có một phụ thuộc hàm giữa 
thực thể nguồn và thực thể đích khi và chỉ khi bản số của thực thể nguồn đối với mối kết 
hợp đó là (1, 1). 
d. Ví dụ: HÓA ÐƠN _ KHÁCH HÀNG 
Mỗi HÓA ÐƠN xác định duy nhất một KHÁCH HÀNG. 
III.2.9. Chuẩn hóa một mô hình thực thể - kết hợp 
Việc bảo đảm tính chặt chẽ của một mô hình dữ liệu để làm cơ sở đầy đủ và chính 
xác cho các giai đoạn sau là một vấn đề thiết yếu. Trong quá trình xây dựng thành phần 
dữ liệu mức quan niệm, dựa trên kết quả điều tra và những kinh nghiệm bản thân, lúc đầu 
có thể chúng ta có được một mô hình chưa đầy đủ hoặc thiếu chính xác. Các quy tắc sau 
đây cho phép chúng ta kiểm chứng và khắc phục những phiếm khuyết đó. 
a. Quy tắc 1: Trong mô hình thực thể - kết hợp: Ðối với bất kỳ thể hiện nào của một 
thực thể, mỗi thuộc tính đều phải có một nghĩa và có một giá trị duy nhất. 
Ví dụ: Nếu ta xây dựng thực thể NHÂN VIÊN như trên thì vi phạm quy tắc 1. Bởi 
vì trong thực tế đối với mỗi một nhân viên thuộc tính Tuổi thay đổi theo thời gian, và 
thuộc tính Họ tên con vô nghĩa đối với những người không có con và không xác định 
(duy nhất) đối với những người có hơn một con. 
Ðể thõa mãn quy tắc 1, tùy từng trường hợp, chúng ta có những cách giải quyết như 
sau: 
 Cách 1: Thay bằng thuộc tính tương đương mang tính bản chất hơn, chẳng hạn Tuổi 
nên thay bằng Ngày sinh khi đó có thể xác định tuổi ở tại bất cứ thời điểm nào. 
 Cách 2: Cho thuộc tính vi phạm quy tắc này mang giá trị đặc biệt. Cách này chỉ nên 
dùng cho trường hợp giá trị của thuộc tính đó hoặc là xác định hoặc là không. Chẳng 
hạn cho thuộc tính Tôn giáo bằng chuỗi rổng với những người không có tín ngưỡng 
thuộc tôn giáo nào (Nếu có thì chỉ có một tôn giáo mà thôi). Tuy nhiên không thể áp 
dụng cách như trên cho thuộc tính Họ tên con được. 
 Cách 3: Trong trường hợp này chúng ta xây dựng một thực thể và một mối kết hợp 
mới như sau: 
b. Quy tắc 2: Trong mô hình thực thể - kết hợp: Mọi thuộc tính của một mối kết 
hợp phải phụ thuộc vào khóa của mối kết hợp đó bằng một phụ thuộc hàm sơ cấp. Nghĩa 
là phụ thuộc vào toàn bộ khóa chứ không phải phụ thuộc vào một bộ phận của khóa. 
Ví dụ: Viêc quản lý quá trình lương của cán bộ công nhân viên, phải phản ánh được 
mỗi nhân viên được hưởng ngạch, bậc nào tại thời điểm (tháng - năm) nào. Tuy nhiên từ 
ngạch và bậc suy ra hệ số lương hay nói chính xác là hệ số lương chỉ phụ thuộc vào 
Ngạch và bậc mà thôi. Nên thay vì xây dựng mô hình: 
Chúng ta trình bày: 
c. Quy tắc 3 
Trong mô hình: Mọi thuộc tính của một thực thể hay của một mối kết hợp phải phụ 
thuộc vào khóa bằng một phụ thuộc hàm sơ cấp trực tiếp. 
Ví dụ:Thực thể LỚP mà chúng ta xây dựng như sau: 
Với MA_LOP là hợp thành của các thành phần MA_NGANH (mã ngành: 01 - 
Toán, 02 - Lý, 56 - Tin học,... ), Khóa học (17, 18, 22, 23,.... ), và MA_ÐVÐT. Chẳng 
hạn: 5697VL biểu thị cho lớp Tin học 97 Vĩnh Long. 
Thực thể LỚP xây dựng như trên không thõa quy tắc 3, vì ta có phụ thuộc bắc cầu 
như sau: 
MA_LOP ( MA_NGANH ( Tên ngành 
Trong trường hợp này, ta có thể xem lớp là một mối kết hợp tạo thành từ những thực 
thể thành phần: 
Bằng cách này có khi chúng ta xây dựng một mối kết hợp dựa trên những mối kết 
hợp trước đó. Ta dùng một dấu ngoặc gần mối kết hợp để chỉ nó là mối kết hợp được tạo 
ra trước. Chẳng hạn mối kết hợp "dạy" như sau: 
Trong nhiều trường hợp, khi tạo lập thuộc tính chỉ định cho một thực thể, đôi khi 
bao hàm trong đó là sự kết hợp của những thuộc tính khác. Khi đó sẽ vi phạm quy tắc 3 
này. Ðể khắc phục trường hợp này, nhiều khi vừa phải thêm thực thể và mối kết hợp mới, 
vừa phải thay đổi cách thức tạo giá trị cho thuộc tính chỉ định. 
Thí dụ: Để quản lý sách trong thư viện người ta đánh số sách bằng cách kết hợp 
loại sách và số thứ tự của quyển sách thuộc loại đó. Chẳng hạn trong thư viện có 50 
quyển Kiến trúc máy tính (KTMT), người ta đánh số MA_SÁCH từ KTMT01, 
KTMT02,... , KTMT50. 
Như vậy chỉ cần biết KTMT là chúng ta nhận ra đó là Kiến trúc máy tính. Trong 
trường hợp này, chúng ta giải quyết như sau: vừa thêm thực thể "LOẠI SÁCH" và mối 
kết hợp "thuộc loại" vừa thay đổi cách đánh số của MA_SÁCH làm cho chúng không phụ 
thuộc vào chủng loại sách nữa, chẳng hạn theo thứ tự số quyển sách khi nhập vào thư 
viện. 
Chú ý: Khi xây dựng mô hình phải tùy theo yêu cầu thực tế để trình bày. Chẳng hạn 
trong vấn đề quản lý nhân sự, khi quản lý con của nhân viên có cần biết CON của NHÂN 
VIÊN với người VỢ/ CHỒNG nào hay không? 

File đính kèm:

  • pdfPTTK_ChuongIII_2.pdf
Tài liệu liên quan