Hướng dẫn lập trình cơ bản với Android - Phần 5

Trong đoạn XML này chúng ta khai báo một Linear Layout với 2 thành phần con

của nó là 1 Edit Text (dùng để gõ xâu ký tự) với 1 Text View (hiển thị xâu ký tự).

Linear Layout được khai báo với từ khóa orientation nhằm chỉ ra chiều sắp xếp của

2 thành phần con là chiều dọc. Còn với layout_width, layout_height các bạn có thể

cho giá trị bằng "fill_parent" hoặc "wrap_content" để thông báo thành phần này sẽ

có chiều rộng (dài) phủ đầy thành phần cha hoặc chỉ vừa bao đủ nội dung.

Trong Edit Text và Text View các bạn có thể thấy có từ khóa id, từ khóa này cho

phép khai báo id của các thành phần để lấy về trong code (sẽ đề cập sau).

pdf5 trang | Chuyên mục: Android | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Hướng dẫn lập trình cơ bản với Android - Phần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
B3: Bên khung Package Explore bên trái đi tới thư mục res, bạn sẽ thấy có 3 thư 
mục con: 
- drawable: thư mục chứa các hình ảnh để làm icon hoặc tài nguyên cho giao 
diện... 
- layout: chứa các file xml để thiết kế giao diện. 
- values: chứa các giá trị sử dụng trong ứng dụng được bạn định nghĩa, như các 
dòng ký tự (string), các màu (color), các themes... 
B4:Vào thư mục layout, chọn file main.xml và gõ đoạn code sau vào thay cho toàn 
bộ nội dung có sẵn (Eclipse hỗ trợ kéo thả cho xml nhưng theo mình không nên sử 
dụng): 
Mã: 
<LinearLayout 
xmlns:android="
id" 
 android:orientation="vertical" 
 android:layout_width="fill_parent" 
 android:layout_height="fill_parent" 
 > 
 <EditText 
 android:id="@+id/edit_text" 
 android:layout_width="fill_parent" 
 android:layout_height="wrap_content" 
 android:hint="@string/edit_hint" 
 /> 
 <TextView 
 android:id="@+id/text_view" 
 android:layout_width="fill_parent" 
 android:layout_height="wrap_content" 
 android:textColor="@color/text_color" 
 android:textSize="28px" 
 android:typeface="monospace" 
 /> 
Trong đoạn XML này chúng ta khai báo một Linear Layout với 2 thành phần con 
của nó là 1 Edit Text (dùng để gõ xâu ký tự) với 1 Text View (hiển thị xâu ký tự). 
Linear Layout được khai báo với từ khóa orientation nhằm chỉ ra chiều sắp xếp của 
2 thành phần con là chiều dọc. Còn với layout_width, layout_height các bạn có thể 
cho giá trị bằng "fill_parent" hoặc "wrap_content" để thông báo thành phần này sẽ 
có chiều rộng (dài) phủ đầy thành phần cha hoặc chỉ vừa bao đủ nội dung. 
Trong Edit Text và Text View các bạn có thể thấy có từ khóa id, từ khóa này cho 
phép khai báo id của các thành phần để lấy về trong code (sẽ đề cập sau). 
Ngoài ra từ khóa hint trong Edit Text cho phép hiện ra phần nội dung mờ khi Edit 
Text vẫn chưa có ký tự nào. "@string/edit_hint" thông báo lấy trong file 
strings.xml xâu có tên là edit_hint. 
Còn textColor của Text View thì thông báo đoạn ký tự sẽ được hiển thị với màu 
lấy trong file colors.xml, textSize chỉ ra cỡ chữ bằng 28 pixel và typeface chỉ ra 
kiểu chữ là monospace 
B5:Vẫn trong thư mục res, vào values và chọn file strings.xml. Bố sung thêm dòng 
định nghĩa cho edit_hint như sau: 
Mã: 
 Hello World, Example! 
 Example 1 
 Enter the work 
here 
B6:Trong thư mục values, tạo file colors.xml (chuột phải vào thư mục, chọn New -
> Android XML File, và lưu ý chữ s, không phải là color.xml). Gõ nội dung cho 
file như sau: 
Mã: 
 #ff3300 
OK, vậy là bạn đã tạo một màu mới cho dòng chữ sẽ được hiển thị trong Text 
View (ff3300 là mã hexa của màu đỏ). Thực chất bạn hoàn toàn có thể gõ thẳng 
Mã: 
android:textColor="#ff3300" 
trong file main.xml mà không cần tạo mới file colors.xml, nhưng mục đích của 
XML trong Android chính là để hỗ trợ nâng cấp chỉnh sửa dễ dàng. Nếu sau này 
bạn muốn sửa màu của dòng text thì chỉ cần vào colors.xml thay đổi thay vì mò 
mẫm trong main.xml (có thể rất dài nếu giao diện phức tạp). 
Các thành phần trên mới chỉ là các phần cơ bản của XML. Ngoài ra các bạn có thể 
khai báo thêm về Animation, Style và Theme (phức tạp hơn nhiều nên mình không 
giới thiệu trong phần cơ bản này). 
B7: Vậy là chúng ta đã hoàn thiện phần giao diện với XML, giờ đến viết code để 
xử lý các sự kiện cho các thành phần: 
=> vào thư mục src (source code của project) => at.exam => Example.java, gõ nội 
dung code sau vào: 
Mã: 
package at.exam; 
import android.app.Activity; 
import android.os.Bundle; 
import android.view.KeyEvent; 
import android.view.View; 
import android.view.View.OnKeyListener; 
import android.widget.EditText; 
import android.widget.TextView; 
public class Example extends Activity { 
 /** Called when the activity is first created. */ 
 @Override 
 public void onCreate(Bundle savedInstanceState) { 
 super.onCreate(savedInstanceState); 
 //Thiết lập giao diện lấy từ file main.xml 
 setContentView(R.layout.main); 
 //Lấy về các thành phần trong main.xml thông 
qua id 
 final EditText edit = (EditText) 
findViewById(R.id.edit_text); 
 final TextView text = (TextView) 
findViewById(R.id.text_view); 
 //Thiết lập xử lý cho sự kiện nhấn nút giữa của 
điện thoại 
 edit.setOnKeyListener(new OnKeyListener() { 
 @Override 
 public boolean onKey(View v, int keyCode, 
KeyEvent event) { 
 if (event.getAction() == 
KeyEvent.ACTION_DOWN 
 && keyCode == 
KeyEvent.KEYCODE_DPAD_CENTER) { 
text.setText(edit.getText().toString()); 
 edit.setText(""); 
 return true; 
 } 
 else { 
 return false; 
 } 
 } 
 }); 
 } 
} 

File đính kèm:

  • pdfHướng dẫn lập trình cơ bản với Android - Phần 5.pdf