Bài tập lớn môn Quản lý dự án - Đề tài: Dealing with cutural differences

1/ Văn Hóa là gì?

Mỗi quốc gia, cộng đồng, dân tộc sau khi trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển đã tạo nên những giá trị độc đáo cho chính họ. Những giá trị đó gọi chung bằng một từ ngữ là văn hóa. Văn hóa được khái quát là tổng thể những chuẩn mực ứng xử trong xã hội, các giá trị nghệ thuật, tôn giáo, thể chế cũng như những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong cuộc sống.

Ví dụ:

• Người con gái trong xã hội Việt Nam trước kia là những người mang nhiều phẩm chất tốt đẹp- tư đức: công-dung-ngôn-hạnh, trong văn hóa dân tộc.

• Người con trai phong kiến hội tụ đủ các đức tính: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

• Người Việt Nam cũng sáng tạo ra các giá trị văn hóa phi vật thể cho dân tộc như Cải lương, Nhã nhạc cung đình Huế

Văn hóa là nét đặc trưng cho mỗi dân tộc, những dân tộc khác nhau sẽ có nền văn hóa khác nhau.

Mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi tổ chức đều có một nét văn hóa độc đáo đặc trưng cho họ và điều quan trọng là phải hiểu được rằng mọi thứ đều có tính tương đối, không có gì là chắc chắn đúng cũng như chắc chắn sai về văn hóa, mỗi nền văn hóa đều có đặc điểm riêng của nó.

Có suy nghĩ cho rằng những người từ những vùng miền khác cần phải hòa nhập thay đổi để thích nghi với nền văn hóa mới nơi mình làm việc. Tuy nhiên có vài cá nhân cho rằng những người bản địa nên thay đổi theo văn hóa họ.

 

docx10 trang | Chuyên mục: Lập và Phân Tích Dự Án | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài tập lớn môn Quản lý dự án - Đề tài: Dealing with cutural differences, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 cấp bách.
Hiện nay, với sự xuất hiện nhiều công ty liên doanh hay các tập đoàn da quốc gia, thì nguồn nhân sự của các công ty và tập đoàn này không thể nào là tập hợp những người có cùng nền văn hóa được. Nguồn nhân sự này được tập hợp và tuyển dụng từ nhiều quốc gia và vùng miền khác nhau, văn hóa của họ sẽ có sự khác biệt và có thể là trái ngược nhau. Điều này sẽ dẫn đến một kết quả không thể nào tránh khỏi đó là sẽ xuất hiện mâu thuẫn giữa những người này.
Vậy, vấn đề đặt ra ở đây là một công ty hay tập đoàn như vậy sẽ làm thế nào để có thể quản lí được nguồn nhân sự như vậy để cho mình có thể phát triển, đứng vững trên thị trường. Và nếu là một trong những thanh viên trong công ty đó thì bạn sẽ phải làm thế nào để có thể tránh được mâu thuẩn với những thành viên khác.
Một số ví dụ:
Trong chuyến đi đầu tiên của tôi đến Thái Lan, tôi gặp một người bạn đến từ Na Uy, người được công ty gửi đến đây để giám sát một dự án. Lúc đó, anh ấy vấn còn độc thân, nên bắt đầu hẹn hò với một phụ nữ Thái. Một tối, anh ghé nhà của cô ấy để rũ cô ấy đi chơi. Với cái sự lúng túng của anh ấy, cô gái đã nổi giận:
	“Tại sao lúc nào anh cũng hỏi em muốn đi đâu?” cô ấy quát. “Tại sao anh không tự quyết định như một người đàn ông!”
	Anh bạn tôi nghiệp lắp bắp, “Tại anh chỉ cố gắng tỏ ra lịch sự thôi mà.”
	“Thế thì đừng thế nữa!” cô gái đáp.
	“Nhưng nếu anh muốn đến nơi mà em không thích thì sao?” anh ấy phản đối. 
	Cô ấy nhấn mạnh lại “Chả vấn đề gì cả”. “Chúng ta hãy đến đó đi”.
Cô gái nổi giận với anh vì anh đã xúc phạm văn hóa mong chờ của cô ấy. Nếu những đồng nghiệp Thái Lan ở nơ làm việc biết được cách cư xử của anh, chắc chắn họ cũng sẽ đánh mất sự tôn trọng đối với anh. Như một câu nói của người xưa, “Khi ở Roma, thì hãy cư xử như người Roma”.
Câu nói này có những vấn đề của riêng nó. Tôi có một người bạn sống ở Hồng Kong khoảng 10 năm. Anh ta chỉ có một thời gian ngắn khi có một cơn mưa bão xối xã, và anh ta đang cố bắt taxi đến cơ quan. Một cách tự nhiên, như bao người sẽ như thế, mọi chiếc taxi sẽ dừng ngay bên lề, và rồi một người nhảy vào ngay trước mặt anh ta và dành chiếc taxi. Sau khi điều này xảy ra một vài lần, anh ta nhận ra rằng đây là một hệ thống – bất cứ ai mà lên xe đầu tiên sẽ được hưởng nó. Vì vậy chiếc taxi tiếp theo dừng lại thì anh ta sẽ cắm đầu nhảy vào bên trong ngay. Vì điều này, anh đã giẫm lên chân một người phụ nữ lớn tuổi. Lúc đó anh ta rất bối rối vì đã vi phạm chính quy cách văn hóa của chính mình, vì vậy suốt một thời gian sau đó, anh ta không thể nhảy vào trước mặt người khác để bắt taxi nữa. 
Trong những ngày đầu của việc khai thác dầu khí ở những nước Ả Rập, người Mỹ đã phát hiện ra rằng những người mà họ đang thỏa thuận sẽ tiến lại gần họ khi đang nói chuyện. Người Mỹ sẽ lùi lại theo bản năng của mình và người Ả Rập sẽ tiền lại gần hơn nữa. Trong văn hóa Ả Rập, khoảng cách cơ thể gần hơn so với của người Mỹ. Tôi được kể rằng họ thích đứng đủ gần nhau để có thể cảm nhận được hơi thở của nhau. Chúng tôi, những người Mỹ, thích có khoảng cách lớn hơn để không thể người thấy mùi cơ thể của người khác (chúng tôi sợ điều này, đó là lý do tại sao kẹo cao su bạc hà bán rất chạy). Trong sự tương tác này, cả hai bên đều cảm thấy bị xúc phạm bởi người kia đã vi phạm mong muốn về văn hóa của họ.
	Trên một trong những chuyến đi của tôi về Đông Á, tôi có mang theo một cuốn sách về sự khác biệt giữa những quản lý người châu Á so với người Mỹ, và cuốn sách đã nhấn mạnh một số sự khác biệt về văn hóa mà thi thoảng lại gây ra những mâu thuẫn giữa người Mỹ và Á. Một trong số đó là sự khác biệt trong nhận thức của một số người mập. 
	Tôi từng dạy cho Petronas, một công ty dầu mỏ ở Malaysia, và sau lớp học đó tôi phải bắt một chuyến bay trở về Singapore. Công ty cử một tài xế chở tôi đến sân bay, và anh ta điều khiển một chiếc xe thùng hiệu Volkswagen. Theo thói quen thì tôi lên dãy ghế sau xe. Anh tài xế quay lại nhìn tôi và nói, “Anh trông khá mập. Có lẽ anh hợp với ghế trước hơn”.
	Như đã đọc trước về điều này, tôi phì cười. Tôi có thể tưởng tượng anh bạn này đến Hoa Kỳ để nhận làm tài xế của một dịch vụ xe Li-mô. Một ngày nào đó, anh ta có thể kể cho một ai đó “Anh trông khá mập, anh có muốn ngồi ở phía trước không?” Người đó sẽ rất bực tức và anh bạn này sẽ bị cho thôi việc. Anh ta đáp trả: “Sao anh lại cười? Tôi chỉ muốn giúp thôi mà?”
	Và anh ta đã như vậy.
	Ở Đông Á, mập không phải là điều gì đó tồi tệ, như nó ở xã hội “gầy gò mảnh khảnh” của chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng nếu bạn thừa một vài cân thì bạn nên giảm cân ngay lập tức. Bạn là một người tồi tệ. Tuy nhiên đối với người châu Á, mập là một dấu hiệu của sự sung túc. Lý do là trong một thời kỳ dài trong lịch sử của họ, chỉ có giàu có mới có khả năng đủ ăn để trở nên béo (không đề cập đến thực tế nói chung là họ ăn kiêng tốt hơn người Mỹ, với ít chất béo hơn).
	Tôi kể chuyện này trong một buổi hội thảo và trong suốt giờ nghỉ giải lao, một quý cô cũng có những trải nghiệm tương tự như tôi. Cô ấy đến Ấn Độ để thăm một vài người bạn, và cô ấy là người phụ nữ với ngoại hình lớn. Cô chỉ ở đó một thời gian ngắn và thật sự ngạc nhiên khi một số người lại gần và hỏi cô “Bạn nặng bao nhiêu ký”. Tới một vài ngày sau mới có người giải thích cho cô tại sao họ lại hỏi vậy. Họ đang muốn biết rằng liệu cô có phải là một người phụ nữ giàu có. Thay vì họ sẽ hỏi “Bạn có giàu có không?” Câu hỏi đó sẽ không được chấp nhận ở xã hội Mỹ, nhưng ngược lại với Ấn Độ.
Ví dụ về dự án: 
	Một công ty thuê một kỹ sư từ Ấn Độ để làm việc cho một dự án. Một lần, người quản lý đến bên bàn anh ta và hỏi mọi chuyện như thế nào rồi. “Mọi thứ vấn ổn”, người kỹ sư đáp trả, “ngoại trừ công việc trong phòng thí nghiệm của tôi. Nó đang bị bế tắc.”
	“Có vấn đề gì vậy?” người quản lý hỏi.
	“Tôi không có một kỹ thuật viên để làm việc,” anh kỹ sư nói. 
	“À, đúng rồi, chúng tôi không có đủ kỹ thuật viên cho mọi kỹ sư”, người quản lý giải thích. “Tôi e rằng anh phải tự làm công việc đó.”
	Anh kỹ sữ phẫn nộ. “Tôi không làm”.
	“Trong phòng thí nghiệm này, tất cả kỹ sư đều phải làm mọi việc” người quản lý nhấn mạnh. “Tôi nghĩ anh nên vào đó và tiếp tục làm để có thể kịp tiến độ.”
	Anh kỹ sư nghe theo nhưng đã rất tức giận. Điều mà người quản lý không hiểu đó là như vậy sẽ hạ thấp phẩm giá của anh kỹ sư. Ở Ấn Độ, một kỹ sư không bao giờ làm nhưng công việc vặt – nó bị cho là dưới năng lực của anh ta. Nếu người quản lý hiểu được điều này, ông ta có lẽ sẽ nói “ nếu bạn đến sống ở Hoa Kỳ, bạn cũng sẽ phải tìm một công ty có đội hình kỹ thuật viên cho mọi kỹ sư hoặc bạn phải thích ứng với cách làm việc của chúng tôi.” Người quản lý nghĩ anh kỹ sư chỉ cố tự cao tự đại mà thôi.
	Một ví dụ khác: Một người quản lý dự án đang làm việc liên doanh với một công ty của Nhật. Anh ta đang thảo luận về một vấn đề với một kỹ sư Nhật và hỏi nếu anh kỹ sư có đồng ý với ý kiến của anh về vấn đề đó không. Anh kỹ sư đảm bảo là đồng ý. Sau đó, anh ấy biết rằng anh kỹ sư Nhật đó thật sự không đồng tình về vấn đề đó mà chỉ đơn thuần là tỏ ra lịch sự.
	Để hiểu được tình huống này, hãy để tôi đưa ra thêm một số ví dụ. Khi chúng tôi tổ chức trao sinh viên đầu tiên, một người từ Nhật Bản, tôi hỏi cô ấy làm thế nào để nói có hoặc không bằng tiếng Nhật. Cố ấy bảo “ Có là hai còn không là eea, nhưng chúng tôi không muốn nói nó.” Tôi đã không hoàn toàn hiểu được ý của cô ấy cho đến vài năm sau. Trong xã hội Nhật, Nói không có thể bị coi là thô lỗ, vì vậy khi thỏa thuận với những doanh nhân Nhật, hãy cẩn thận xác định xem nếu “Có” có thật sự là đồng ý hay chỉ là sự lịch sự mà thôi.
	Trong cuốn sách của ông “Dave Barry Does Japan”, Dave kể một trải nghiệm khi cố gắng giao tiếp bằng tiếng Nhật. Ông ấy gọi một người tư vấn du lịch để đặt một chuyến bay. Ông ấy nói cho cô ta nơi mà ông ấy muốn đến và sau một phút hay hơn, cô ấy bảo “Ông muốn bay từ x đến y?”
	“Vâng.”
	“Có lẽ ông sẽ thích đi tàu hơn.” Cô ta đáp.
	“Không, tôi muốn đi máy bay.” Dave khẳng định.
	Ngừng một lát, rồi cô ta nói, “Từ x đến y?”
	“Vâng.”
	“Có lẽ ông sẽ thích đi tàu hơn.”
	Dave bảo nó cứ lặp đi lặp lại trước khi ông ấy nhận ra điều mà cô ta muốn nói với ông: “Không có chuyến bay nào từ x đến y cả. Nếu ông muốn đi thì ông phải dùng tàu lửa.”
	Một ví dụ khác: Một lần, một anh bạn ở Thái Lan trong một đợt công tác đi ăn trưa với những nhà quản lý cơ sở vật chất, và khi họ trở lại, không thấy bất kỳ một công nhân nào ở nhà máy cả. Khi họ tìm thấy những người công nhân, họ đang đứng trước một ngôi đền nhỏ mà mọi nhà máy đều có, và họ đang cầu nguyện. Hóa ra là có một vấn đề trong dự án và họ đang cầu nguyền để giải quyết thành công. Tuy nhiên, họ đã không thông báo cho bất cứ ai trong ban lãnh đạo về vấn đề đó. Những nhà quản lý mong muốn biết những điều này.
	Một người quản lý người Mỹ đang công tác ở Mexico, để cài đặt một thiết bị trong dự án. Anh ta kết thúc công việc và rời đi vào một buổi chiều tối. Khi anh ấy đến nơi vào sáng hôm sau, người địa phương đã gọi linh mục, người đang vẫy nước thánh lên trên máy và ban phước cho nó. 
	Những điều này trông có vẻ lạ với chúng ta vì họ không phải là một phần của văn hóa chúng ta. Nhưng họ tồn tại trên nhiều nước và họ phải được tôn trọng. 
5/ Tổng kết, hướng giải quyết
Trở thành nhận thức về văn hóa
	Nếu bạn đang thực hiện một dự án quốc tế, tôi đặc biệt đề nghị bạn nên cố gắng học về vắn hóa của đất nước mà bạn đang làm việc càng nhiều càng tốt. Để kiếm được một nguồn thông tin, bạn cần gọi cho đại sự quán của họ, kiểm tra một số trung tâm trao đổi học viên mà có thể mang những học viên từ đất nước đó đến ở tại Hoa Kỳ, hoặc đọc một cuốn sách về đề tài đó. Có một vài trường học trong khu vực giống như thành phố Washington nơi mà dạy những người Mỹ cách kiểm soát những vấn đề. 
	Đối với vấn đề đó, kể cả nếu bạn không thực hiện dự án quốc tế, bạn có thể đối mặt với một số trong những tình huống đó. Một người bạn ở Chicago nói với tôi rằng họ có 21 đại diện từ những đất nước khác nhau trong công ty của anh ta. Anh ta cần nhiều nhật thức về văn hóa để tránh xảy ra những vấn đề. 

File đính kèm:

  • docxbai_tap_lon_mon_quan_ly_du_an_de_tai_dealing_with_cutural_di.docx
  • pptxSlideTT.pptx