Bài giảng Lập trình hướng đối tượng - Nguyễn Thị Điệu - Chương 1: Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C++

1.1. Giới thiệu về ngôn ngữ C++

1.2. Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C++

1.3. Cấutrúc chung của một chươngtrình C++

pdf29 trang | Chuyên mục: Lập Trình Hướng Đối Tượng | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Lập trình hướng đối tượng - Nguyễn Thị Điệu - Chương 1: Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C++, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Giảng viên: Nguyễn Thị Điệu 
P. 504 Khoa CNTT-ĐH Chu Vĕn An 
1 
LẬP TRÌNH HѬӞNG ĐỐI TѬỢNG 
Chѭơng 1. Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C++ 
2 
1.1. Giới thiệu về ngôn ngữ C++ 
1.2. Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C++ 
1.3. Cấu trúc chung của một chương trình C++ 
1.1.Giӟi thiệu về ngôn ngữ C++ 
3 
1.1.1. Lịch sử phát triển của ngôn ngữ C++ 
1.1.2. Tại sao ngôn ngữ C++ thông dụng? 
1.1.3.Trình biên dịch Borland C++ 3.1 hoặc 5.02 
1.1.4. Trình biên dịch Visual C++ 6.0, Dev-C++ 
1.1.1. Lịch sử phát triển của ngôn ngữ C++ 
4 
 Nĕm 1973 ngôn ngữ lập trình C ra đời với mục đích ban đầu là để 
viết hệ điều hành Unix trên máy tính mini PDP. Sau đó C đã được 
sử dụng rộng rãi trên nhiều loại máy tính khác nhau và đã trở 
thành một ngôn ngữ lập trình có cấu trúc rất được ưa chuộng. 
 Để đưa tư tưởng lập trình hướng đối tượng vào C, nĕm 1980 nhà 
khoa học người Mỹ B. Stroustrup đã cho ra đời một ngôn ngữ C 
mới có tên ban đầu là “C có lớp”, sau đó đến nĕm 1983 thì gọi là 
C++. Ngôn ngữ C++ là một sự phát triển cao của C. Trong C++ 
không chỉ đưa vào tất cả các khái niệm, công cụ của lập trình 
hướng đối tượng mà còn đưa vào nhiều khả nĕng mới cho hàm. 
1.1.2. Tại sao ngôn ngữ C++ thông dụng? 
5 
 Mặc dù tư tưởng lập trình hướng đối tượng đã được 
đưa vào nhiều ngôn ngữ lập trình nhưng C++ vẫn 
là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng thông dụng 
bởi vì: C++ là ngôn ngữ kế thừa và mở rộng từ 
ngôn ngữ C (một ngôn ngữ cấu trúc rất được ưa 
chuộng). Vì có sự kế thừa nên tất cả các chương 
trình viết trên C đều chạy được trên C++. 
 C++ có những đặc điểm tốt hơn C 
 Quản lý tên hàm đã được mở rộng thông qua cơ chế 
chồng hàm function overloading. 
1.1.2. Tại sao ngôn ngữ C++ thông dụng? 
6 
 Tư tưởng phân vùng các biến namespaces cho phép quản lý 
các biến được tốt hơn. 
 Tính hiệu quả 
 Các phần mềm xây dựng trở nên dễ hiểu hơn 
 Hiệu quả sử dụng của các thư viện 
 Khả nĕng sử dụng lại mã thông qua templates 
 Quản lý lỗi 
 Cho phép xây dựng các phần mềm lớn hơn 
1.1.3. Trình biên dịch Borland C++ 3.1 
7 
 Là một chương trình biên dịch các chương trình C++ 
viết trên DOS và cả trên Windows. 
 Borland C++ 3.1 là phần mềm của hãng Borland (Mỹ). 
 Việc sử dụng Borland C++ 3.1 trên DOS giống như 
Turbo Pascal 7.0. Tất cả các thao tác mở, đóng tệp, 
soạn thảo chương trình, biên dịch và chạy thử chương 
trình giống như Turbo Pascal. 
1.1.4. Trình biên dịch Visual C++ 6.0 
8 
 Là một chương trình biên dịch các chương trình C++ 
viết trên DOS và cả trên Windows. 
 Visual C++ 6.0 là phần mềm của hãng Microsoft, 
được tích hợp trong bộ công cụ lập trình Visual 
Studio 6.0. 
 Để sử dụng Visual C++ 6.0 cho DOS, tạo một 
project kiểu Win32 console application. 
1.2. Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C++ 
9 
1.2.1. Bộ ký tự 
1.2.2. Từ khoá 
1.2.3. Các tên tự đặt 
1.2.4. Các tên chuẩn 
1.2.5. Dấu chấm phẩy 
1.2.6. Lời chú thích 
1.2.1. Bӝ ký tự của ngôn ngữ C++ 
10 
 Mọi ngôn ngữ lập trình đều được xậy dựng trên một bộ 
ký tự nào đó. Các ký tự được ghép lại với nhau để tạo 
thành các từ. Các từ lại được liết kết với nhau theo một 
quy tắc nào đó để tạo thành các câu lệnh. Một chương 
trình bao gồm nhiều câu lệnh diễn đạt một thuật toán để 
giải một bài toán nào đó. 
 Bộ ký tự của ngôn ngữ C++ gồm có các ký tự sau: 
 26 chữ cái hoa: A, B,C,…Z và 26 chữ cái thường: a…z 
 10 chữ số: 0, 1, 2,…, 9 
 Các ký hiệu toán học: + - * / = ) ( 
1.2.1. Bӝ ký tự của ngôn ngữ C++ 
11 
 Ký tự gạch nối _  Các dấu chấm câu và các ký tự đặc biệt khác: . , ; : 
[] ? ! \ & | % # $ ….  Dấu cách là một khoảng trống dùng để ngĕn cách 
giữa các từ. 
Chú ý: Khi viết chương trình ta không được sử 
dụng các ký tự không có trong tập ký tự trên. 
1.2.2. Từ khoá 
12 
 Từ khoá là những từ của riêng C++. Chúng 
thường được sử dụng để khai báo các kiểu dữ liệu, 
để viết các toán tử và các câu lệnh. 
 Các từ khoá của C++ gồm có: 
asm _asm __asm auto break case 
cdecl _cdecl __cdecl char class const 
continue _cs __cs default delete do 
double _ds __ds else enum _es 
__es _export __export extern far _far 
1.2.2. Từ khoá (tiếp) 
13 
 Các từ khoá của C++ (tiếp): 
__far _fastcall __fastcall float for friend 
goto huge _huge __huge if inline 
int interrupt _interrupt __interrupt _loadds __loadds 
long near _near __near new operator 
pascal _pascal __pascal private protected public 
register return _saveregs __saveregs _seg __seg 
short signed sizeof _ss __ss static 
struct switch template this typedef union 
unsigned virtual void volatile while 
1.2.3. Các tên tự đặt 
14 
 Tên dùng để xác định các đại lượng khác nhau trong 
chương trình như tên hằng, tên biến, tên hàm, tên con trỏ, 
tên cấu trúc, tên tệp, tên nhãn,… 
 Tên là một dãy ký tự có thể là chữ cái, chữ số hoặc dấu 
gạch nối song ký tự đầu tiên phải là chữ cái hoặc 
dấu gạch nối. Tên không được đặt trùng với từ khoá. 
 Một số ví dụ về tên đặt sai: 
 3XYZ_7 R#3 
 F(x) Case 
 Al pha 
1.2.4. Tên chuẩn 
15 
 Tên chuẩn là các tên đã được đặt trình biên dịch 
đặt. Tên chuẩn có thể là tên hằng, tên các hàm. 
 Ghi nhớ: 
 Các từ khoá, tên tự đặt, tên chuẩn: phân biệt chữ hoa 
chữ thường, nghĩa là viết hoa, viết thường là khác nhau. 
Ví dụ: Tên AB khác với tên ab 
 Riêng từ khoá, tên chuẩn: luôn luôn dùng chữ thường. 
1.2.5. Dấu chấm phẩy 
16 
 Dấu chấm được dùng để ngĕn cách giữa các câu 
lệnh. Dấu chấm phẩy thường đặt ở cuối câu lệnh và 
không thể thiếu được. 
 Ví dụ: 
 float x; 
 x = 10.5; 
 x = 2*x – 2.5; 
1.2.6. Lời giải thích 
17 
 Lời giải thích làm cho chương trình dễ hiểu, dễ 
đọc. Lời giải thích có thể đặt bất kỳ đâu trong 
chương trình nhưng phải đặt trong cặp /* */ 
hoặc đặt sau // 
 Dùng /* và */ khi lời giải thích nằm trên 
nhiều dòng, dùng // khi lời giải thích nằm 
trên một dòng. 
1.3. Cấu trúc chung của mӝt chѭơng trình C++ 
18 
//Khai báo sử dụng thư viện chương trình con, thư viện lớp 
#include 
 ……. 
//Mô tả lớp đối tượng (nếu có) 
 ……. 
//Khai báo các hàm (chương trình con) (nếu có) 
 ……. 
void main() 
{ 
 //Khai báo các biến, hằng, kiểu dữ liệu, đối tượng 
 ……. Thân chương trình 
 //Các lệnh của chương trình 
 …….. 
} 
//Định nghĩa các hàm 
 …….. 
 Tương đương với 
BEGIN trong PASCAL 
 Tương đương với 
END trong PASCAL 
 Tương đương với 
USES trong PASCAL 
19 
Q&A? 
Giảng viên: Nguyễn Thị Điệu 
P.504 Khoa CNTT – ĐH Chu Vĕn An 
1 
LẬP TRÌNH HѬӞNG ĐӔI TѬỢNG 
Chѭơng 2. Các kiểu dữ liệu cơ bản trong C++ 
2 
I. Khái niệm về kiểu dữ liệu 
 1. Khái niệm về kiểu dữ liệu 
 2. Các kiểu dữ liệu trong C++ 
II. Các kiểu dữ liệu cơ bản 
 1. Kiểu ký tự 
 2. Kiểu số nguyên 
 3. Kiểu số thực (số dấu phẩy động) 
1. Khái niệm về kiểu dữ liệu 
3 
 Một kiểu dữ liệu là một tập giá trị trên đó xác định một 
số phép toán.  Các kiểu dữ liệu trong C++ gồm có  Các kiểu dữ liệu cơ bản  Kiểu ký tự  Kiểu số nguyên  Kiểu số thực (số dấu phẩy động)  Các kiểu dữ liệu có cấu trúc  Kiểu mảng  Kiểu xâu ký tự  Kiểu cấu trúc  Kiểu tệp  Kiểu do người lập trình định nghĩa: Kiểu liệt kê  Kiểu con trỏ 
II. Các kiểu dữ liệu cơ bản 
4 
1. Kiểu ký tự 
2. Kiểu số nguyên 
3. Kiểu số thực (kiểu số phẩy động) 
1. Kiểu ký tự 
5 
 Kiểu ký tự được C++ định nghĩa với tên là char, gồm 
256 ký tự trong bảng mã ASCII. Kiểu ký tự có kích 
thước 1 byte.  Hằng ký tự là một ký tự cụ thể đặt giữa 2 dấu phẩy trên 
(‘ ’).  Ví dụ: ’A’, ’b’, ’9’  Một số hằng ký tự điều khiển: 
’\n’ New line, đặt con trỏ màn hình xuống đầu dòng tiếp theo 
’\t’ Tab 
’\b’ Backspace 
’\r’ Carriage return, đưa con trỏ màn hình về đầu dòng 
1. Kiểu ký tự (tiếp) 
6 
 Hằng xâu ký tự là một dãy ký tự đặt giữa hai dấu nháy 
kép. Ví dụ: ”Nhap vao mot so” 
 Kiểu ký tự có thể được dùng như kiểu số nguyên với 
các tên sau: 
 char: có giá trị -128  +127 
 unsigned char: có giá trị 0  +255 
 Tất cả các ký tự đều lưu trữ trong bộ nhớ dưới dạng số 
là mã ASCII của ký tự đó. 
2. Kiểu sӕ nguyên 
7 
 Kiểu số nguyên được C++ định nghĩa với nhiều tên, được 
chia thành hai nhóm: kiểu số nguyên có dấu và kiểu số 
nguyên không dấu.  Kiểu số nguyên có dấu gồm có: 
Tên kiểu Kích thѭӟc Khoảng giá trị 
short 2 byte -32768  +32767 
int 2 hoặc 4 byte -32768  +32767 
long 4 byte -231  + 231 - 1 
2. Kiểu sӕ nguyên (tiếp) 
8 
 Kiểu số nguyên không dấu gồm có: 
  Các hằng số nguyên viết bình thường 
Ví dụ: -45 2056 345  Chú ý: Các hằng số nguyên vượt ra ngoài khoảng của 
int được xem là hằng long 
Tên kiểu Kích thѭӟc Khoảng giá trị 
unsigned short 2 byte 0  65535 
unsigned int 
hoặc unsigned 
2 hoặc 4 byte 0  65535 
unsigned long 4 byte 0  232 -1 
3. Kiểu sӕ thực 
9 
 Kiểu số thực được C++ định nghĩa với nhiều tên khác 
nhau: 
 Khoảng giá trị của mỗi kiểu số thực trên là giá trị tuyệt 
đối của số thực mà có thể lưu trữ trên máy. Giá trị nào 
có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn cận dưới được xem như 
bằng 0. 
Tên kiểu Kích thѭӟc Khoảng giá trị Đӝ chính xác 
float 4 byte 3.4E-383.4E38 7-8 chữ số 
double 8 byte 1.7E-3081.7E308 15-16 chữ số 
long double 10 byte 3.4E-49321.1E4932 18-18 chữ số 
3. Kiểu sӕ thực (tiếp) 
1
0 
 Hằng số thực có 2 cách viết: 
 Dạng thập phân: gồm có phần nguyên, dấu chấm thập phân và 
phần thập phân. 
 Ví dụ: 34.75 -124.25 
 Dạng mũ (dạng khoa học): gồm phần trị và phần mũ của cơ số 10, 
phần trị có thể là một số nguyên hoặc thực, phần mũ là một số 
nguyên âm hoặc dương. Hai phần cách nhau bởi chữ e hoặc E. 
 Ví dụ: 125.34E-3 là số 125.34x10-3 = 0.12534 
 0.12E3 là số 0.12x103 = 120 
 1E3 là số 103 = 1000 

File đính kèm:

  • pdfBài giảng Lập trình hướng đối tượng - Nguyễn Thị Điệu - Chương 1 Các phần tử cơ bản của ngôn ngữ C++.pdf
Tài liệu liên quan