Bài giảng Hệ điều hành - Chương 6: Các dịch vụ mạng máy tính

Ngày nay, có những máy tính cở lớn có thể phục vụ đến vài ngàn người và

cũng có những máy tính chỉ phục vụ cho một vài người sử dụng. Nhưng, để có thể

sử dụng dịch vụ hệ thống rộng rãi và để có thể dùng chung các nguồn tài nguyên

do nhu cầu của các công ty, các trường học, các xí nghiệp và nói chung do những

nhu cầu trao đổi thông tin rộng rãi của toàn xã hội, các máy tính nói trên được kết

nối thành mạng.

Đến nay, kiểu phân bổ chức năng khách-chủ là tiện lợi nhất: Những máy tính

chuyên dụng chứa đựng nguồn tài nguyên phong phí được gọi là các máy chủ ( file

server) và tạo nên các chức năng bổ sung cho các thành viên của nhóm công tác

(Working group). Với các mạng máy tính hiện hành, máy chủ đã tạo cho người sử

dụng những chức năng dưới sau đây:

 Chia sẽ tệp tin (file sharingo): Mọi người sử dụng (chủ và khách) có thể

cùng nhau tạo lập và cùng nhau sử dụng các tài liệu và các dữ liệu.

 Thư điện từ (elctronic mail): các thông tin điện tử gọi là thư điện tử được

dịch vụ như phương tiện thong tin, cụ thể đó là các phiếu cập nhập thanh toán

hoặc ghi chép giữa các người dụng trên mạng vi tính

 Chia sẽ máy in (printerscharing): Cả nhóm công tác có thể dùng chung một

máy in, do đó, việc in ấn các bản vẽ hay các tài liệu được thực hiện trên một loại

máy in nào đó ở trong mạng, phương pháp này gọi là cách quảng (remote priting),

đã tạo điều kiện giảm thiểu đáng kể phí tổn nếu phải trang bị nhiều máy in.

 Điều hành công việc (job management): Qua việc phân bổ các nhiệm vụ

riêng lẻ trên các máy tính, những thành viên khác nhau của nhóm có thể xử lý

công việc nhanh hơn, rút ngắn thời gian tính toán và thời gian thực hiện chương

trình.

pdf48 trang | Chuyên mục: Hệ Điều Hành | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 2622 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Hệ điều hành - Chương 6: Các dịch vụ mạng máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
thành chức năng bao quát 
của một thiết bị duy nhất, đó là cấu hình thiết bị kiểm tra và khống chế quay về đối 
ngẩu (dual-homed-host) như ở hình 6.24 ở dưới đây. 
(hình 6.24 /262) 
Ở đây, với việc chấp nhận một cơ chế an toàn như vừa nêu, sẽ xảy ra hiện 
tượng: Nếu kẻ tấn công đạt được việc bẻ gãy khóa hệ thống ứng phó đối ngẫu này, 
do đó, nó cũng bẻ gãy được bức tường chữa cháy. Từ lý do này có các hệ thống 
dùng các cơ chế thanh lọc để điều khiển người sử dụng. Một trong các cơ chế quen 
thuộc nhất là hệ thống canh giữ cerberus. 
6.5.5. Nhận dạng cerberus 
Hệ thống an toàn kiểu cerberus là một phần của dự án nhằm phát triển việc 
quản lý hệ thống cho một mạng với khoảng 1000 máy tính trạm ở viện nghiên cứu 
MIT của Mỹ. Ở một mạng như thế thì xuất hiện một câu hỏi, liệu tiến trình dò tìm 
muốn có một khả năng dịch vụ nào đó nó có đạt được sự ưu tiên cho nó không? 
Khi đó, vấn đề định dạng không chỉ giơi hạn tại thời điểm trình báo của người sử 
dụng, mà còn dẫn tới các khả năng dịch vụ ở trong mạng. Vì nó cũng là vấn đề 
nan giải, để gởi một mật lệnh bỏ ngỏ chưa mã hóa trên nhiều máy tính, do đó, ở 
trong dự án này, có ba giao thức khác nhau được chuyên môn hóa để giải quyết 
vấn đề an toàn. 
Ý tưởng trung tâm của dự án này là ở chỗ, phải chốt lại việc dò tìm và pahỉ kết 
nối nội dung của người sử dụng vơi nhận dạng mà chìa khóa (kí hiệu s1 ) đã được 
chứa đựng. Khi khóa, một hàm khóa (kí hiệu f ) còn gọi là hàm bẩy (trap function) 
được sử dụng, hàm này không dễ dàng bị biến đổi. Nội dung đích xác của thông 
tin (kí hiệu y) và hàm của khóa f thì không phải được xác định một cách dễ dàng 
qua sự nhận dạng về f và y. Nói chung, khi đó có một hàm giải mã g(.) được sử 
dụng; hàm này có thể tái phục hồi các thông tin cũ vơi sự trợ giúp của một chìa 
khóa thứ hai (kí hiệu s2).Những quan hệ vừa nói được biểu diễn trong biểu thức 
sau: 
 Thông tin = g (y,s2 ) = g (f(Thông tin, s1)s2 ) 
 Hay: 
 Thông tin = gs2 (fs1 (Thông tin)) 
Có những hệ thống, mà tại đó, có thể dẫn tới f = y và s1 = s2; nhưng điều đó thì 
cũng không nhất thiết. Sau đây giới thiệu 3 giao thức để giải quyết vấn đề này. 
 Giao thức trình báo (single sign on protocol ) 
Khi người sử dụng trình báo với kiểu nhận dạng cerberus, mọi việc sẽ dẫn ra 
một cách quen thuộc: người sử dụng điền mật lệnh của anh ta, khi đó, việc trinh 
báo cáo này được một tiến trình kiểm tra và thu nhận sự nhận dạng của server. 
Thêm vào đó, anh ta nhận được hai thứ: thứ nhất là các thông tin xác thực C, thứ 
hai là một vé (ticket ) đặc biệt TG, gọi là vé vào cổng. 
Các thông tin xác thực C được khóa với mật lệnh P của người sử dụng và có 
thể được anh ta mở khóa một cách dễ dàng. Điều đó chứa đựng chìa khóa Sp(SB, 
TGS, tL,........) (6.2) 
Chìa khóa này chỉ dẫn tới một sự giới hạn cần thiết:Nó chỉ hoạt động với một 
thiết bị phân bổ chìa khóa trung tâm, thiết bị này gọi là một server phân bổ vé 
TGS (ticket granting server), và tồn tại trong khoảng thời gian tL. 
Khi tuổi thọ của một chìa khóa đàm luận tồn tại một cách tiện dụng khoảng 8 
giờ đồng hồ, người sử dụng có thể đón nhận một chìa khóa ở TGS với sự trợ giúp 
của vé vào cổng TG cho các truy cập biến động (sao tệp tin,dich vụ in ấn, ......). 
Với vé vào cổng TG, đối với serverTGS, không chỉ người sử dụng chứa đựng chìa 
khóaSB,mà chứa đựng cả tuổi thọ của vé TG, tức là: 
 TG=fST(SB, người sử dụng, tL,......) (6.3) 
Vé vào cổng được khóa lại bởi mật lệnh ST của server TGS, do vậy, không có 
một trường hợp nào có thể dẫn tới sai sót được. Do đó, giao thức trình báo được 
kết thúc. 
 Giao thức phân bổ chìa khóa (key distribution protocol): 
Bây giờ, tiến trình người sử dụng muốn thực hiện một biến cố, do đó, anh ta 
không thể gởi ngay sự dò tìm bị khóa của anh ta tới server: Khi đó mọi việc hoàn 
toàn chưa biết, với chìa khóa nào làm cho thông tin đi tới bị khóa.Vì vậy, đầu tiên 
nó hỏi tới một thẩm cấp trung tâm chẳng hạn server TGS về một ticket (vào cổng 
làm việc)TT(transaction ticket ). Tương tự, trước đó tại server nhận dạng, người sử 
dụng gởi đi một sự dò tìm (về client, server, tuổi thọ, số biến ngẫu nhiên, ....)trong 
một bài text rõ ràng tới server phân bố vé vào cổng TGS và anh ta nhận trở lại một 
giấy chứng nhận đã được mã hóa SB cũng như một vé vào cổng TT. Trong giấy 
chứng nhận, tất cả những điều cần thiết được chứa đựng cho một biến cố mong 
muốn: chìa khóa SCSđối với biến cố giữa client và server, một số biến cố cũng như 
các sự chỉ dẫn thích hợp đều chứa đựng trong vé vào cổng TT, mà vé này đã được 
mã hóa với chìa khóa server SS. 
 Giao thức nhận dạng (authentication protocol): 
Trong khoảng thời gian đã được chuyên môn hóa nhờ sự tồn tại ngắn ngủi của 
biến cố (khoảng 5 phút ), bấy giờ, client có thể dẫn ra một biến cố với vé vào cổng 
TT và mã hóa các dữ liệu của chúng với chìa khóa client và server: Máy chủ chấp 
nhận với vé vào cổng này, một biến cố (chẳng hạn sự nhận dạng )và ngoài ra với 
chìa khóa chứa đựng về cái đó, nó còn có thể mã hóa các dữ liệu tiếp theo. 
Ba giao thức tóm lược ở trên đã bổ sung cho việc kết nối nhiều mạng LAN với 
nhiều domainserver (máy chủ khu vực ) làm việc với nhau nhờ một trong bốn yếu 
tố sau đây:Nếu một client muốn sử dụng tài nguyên của server ở một mạng LAN 
khác, do đó, đầu tiên, nó gởi đi một sự dò tìm tới một server phân phối ticket vào 
mạng LAN của nó, và qua đó, để có một biến cố được bảo đảm bởi một server 
phân phối ticket của mạng LAN láng giềng. Nếu mọi chuyện xảy ra tốt đẹp, người 
sử dụng dò hỏi tiếp tới server về một biến cố tiếp theo cho nó, và ngay khi đó, máy 
client này sẽ có một ticket cho việc xâm nhập một server mong muốn. Bây giờ, nó 
có thể trực tiếp sử dụng các tài nguyên mong muốn tại một server với một ticket 
và một mật lệnh khóa đã nhận. 
Hệ thống nhận dạng kiểu cerberus thì thực ra rất khó; có một vài khó khăn cần 
phải vượt qua: 
 Dịch vụ chỉ hoạt động khi đồng hồ của tất cả các người sử dụng chạy đồng 
bộ với nhau, và do đó, các ngăn xếp thời gian được kiểm tra chặt chẽ. Điều này 
yêu cầu một hệ thống nhận dạng thời gian ở các khu vực mà không cân đồng hồ 
của đài phát thanh trung ương Mỹ để tránh được việc thao tác đồng hồ, vì điều này 
phải được tạo lập trên một dịch vụ tương tự. 
 Một ngăn xếp thời gian được tạo lập cố định đối với chìa khóa biến cố và 
chìa khóa đàm luận nảy sinh các vấn đề, khi biến cố xảy ra lâu hơn hay người sử 
dụng làm việc lâu hơn. 
 Chìa khóa biến cố và ticket biến cố có được đặt trong các tệp tin; các tệp tin 
này có thể được đọc trong phạm vi nhiều người sử dụng. 
Do đó, nó là con đường hơi chậm để đi tới một hệ thống an toàn, đặc biệt khi 
nhiều hệ thống được kết nối với nhau với nhiều cơ chế khác nhau. Từ nguyên do 
này, các hoạt động của nhóm X/Open đã đạt được mục đích an toàn mạng với 
những phương hướng an toàn thông nhất, gọi là bản phương hướng an toàn cơ bản 
của nhóm X/Open(baseline security specification). 
6.6. Các bài tập của chƣơng 6 
6.6.1. Các bài tập về trao đổi thông tin trong mạng 
Bài tập 6.1. Các giao thức xếp lớp 
Trong nhiêu giao thức xếp lớp, mỗi lớp định roc khuôn dạng thích hợp phần đề 
mục của nó khi bắt đầu một thông tin. Tại mỗi lớp, mỗi lần trao đổi, thông tin 
được khảo sát như một gói dữ liệu, mà các gói này với một khuôn dạng và một đề 
mục thông tin thích hợp được dẫn tới lớp kế cạnh lần lượt từ trên xuống dưới.Nó 
sẽ chắc chắn hiệu nghiệm hơn, nếu chỉ có một đề mục duy nhất ở đầu thông tin, 
mà đề mục này chứa đựng toàn bộ các thông tin điều khiển.Tại sao điều này không 
được người ta thực hiện? 
Bài tập 6.2. 
Bộ vi xử lý SPARC là loại 32 Bit có địa chỉ Byte cuối lớn; còn bộ vi xử lý 386 
là loại 16 Bit có địa chỉ Byte cuối nhỏ. Gỉa sử bộ vi xử lý SPARC gởi một chữ số 
hai tới bộ vi xử lý 386. Hỏi bộ vi xử lý 386 chỉ ra giá trị nào?(Bỏ qua lớp chuyên 
vận, xem hình 6.14). 
Bài tập 6.3. Về định vị trong Internet 
Gỉa sử Internet có một địa chỉ logic:134.106.21.30 
a). Nó là chữ số 32 Bit nào,nếu tất cả các chữ số ở trong địa chỉ logic Internet 
sử dụng một số lượng các số lượng các Bit bằng nhau? Nó phù hợp với số thập 
phân nào? 
b). Bạn hãy tìm ra máy tính nào thì đạt được địa chỉ này? Ghi chú:Bạn hãy sử 
dụng một dịch vụ mạng! 
c). Cho một số 32 Bit có kiểu địa chỉ Byte cuối lớn. Một số thập phân nào được 
dẫn tới,nếu kiểu địa chỉ Byte cuối nhỏ được sử dụng? 
d). Những số cổng nào sử dụng các dịch vụ sau: ftp, telnet và talk trên các máy 
tính của cơ quan bạn?Ghi chú:Bạn hãy xem lại ở trong Unix và tệp tin có đường 
dẫn/etc/services. 
Bài tập 6.4. Gọi thủ tục trở lại 
Việc thực thi các gọi thủ tục đã được trình bày(ở mục 6.2.2.). Cái gì phải được 
dốc làm để thay thế các RPCS(ở Unix)bằng các thủ tục con, hay để thay thế các 
thủ tục con bằng các RPCS? 
Bài tập 6.5. Về an toàn 
Một phương tiện bất kỳ để đọc chọn các mật lệnh thì ở trong một chương trình, 
mà chương trình này thông báo lên màng hình "login:".Khi sử dụng một máy 
tính,người sử dụng phải trình báo tên và mật lệnh của anh ta.Nếu chương trình này 
ghi chép các dữ liệu và biểu thị một thông báo, chẳng hạn Password failure, please 
repeat you!hoặc tương tự và kết thúc. Nhưng điều đó cũng không làm người ta sực 
nhớ lại:ở đây,một mật lệnh đã bị lãng quên!Nếu người là bạn sử dụng hay nhà 
quản lý mạng, bạn có thể ngăn ngừa như thế nào cho hậu quả của một chương 
trình như vậy? 
Bài tập 6.6. 
Gỉa sử bạn nhận biết một virus xuất hiện ở trong máy tính của bạn. Dưới hoàn 
cảnh nào, người ta không thể đạt được việc làm sạch bộ nhớ ổ đĩa (cứng hoặc 
mềm )với một chương trình tìm kiếm virus? 
Bài tập 6.7. Về bức tường lửa 
Những nhược điểm của bức tường lửa là gì khi nghiên cứu các gói dữ liệu? 
Bài tập 6.8. Về phương pháp cảnh giới cerberus 
a). Sự khác nhau giữa hai khái niệm Authorize (ủy quyền) và Authentification 
(nhận dạng) là gì? 
b). Trong phương pháp cerberus, hai chìa khóa được dùng thay vì một chìa để 
làm gì? Sự khác nhau hai chìa khóa đó là gì? 

File đính kèm:

  • pdfHDH_chuong 6.pdf